Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Những người không nên uống lá đinh lăng

Gia Huy
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Lá đinh lăng đun nước uống được biết đến là vị thuốc tốt. Tuy nhiên không phải ai cũng uống được. Dưới đây là những người không nên uống lá đinh lăng.

 

Những người không nên uống lá đinh lăng - Ảnh 1
Những người không nên uống lá đinh lăng

Đinh lăng là loại cây quen thuộc đước đánh giá tốt cho sức khỏe, tuy nhiên không phải ai cũng có thể sử dụng loại cây này. Dưới đây là những người không nên uống lá đinh lăng.

Trong Đông y, đinh lăng được xem như một loại thảo dược có mặt trong nhiều bài thuốc quý. Dường như toàn bộ cây đều có thể sử dụng làm thuốc, hơn thế lá cây đinh lăng còn là một loại rau ăn rất tốt cho sức khỏe.

Tuy nhiên, nếu không nắm rõ những đặc tính sinh học và sử dụng không hợp lý, bạn có thể gặp phải những tác hại của cây đinh lăng.

Các mặt lợi và hại của cây đinh lăng

Theo Đông y, mọi bộ phận trên cây đinh lăng đều có thể dùng được, tuy nhiên, mỗi bộ phận sẽ có những cách dùng khác nhau. Chẳng hạn như:

Lá đinh lăng phải mang phơi khô, sao vàng, hạ thổ thì mới có thể dùng làm gối nằm để trị mồ hôi trộm, đau đầu, tăng cường trí nhớ.

Thân cây đinh lăng băm nhỏ, sao vàng, hạ thổ, để sắc nước uống.

Rễ đinh lăng (phần củ nằm dưới) có thể dùng để ngâm rượu uống.

Còn đối với cành cây đinh lăng chỉ dùng để làm giống chứ ít khi sắc nước uống.

Người ta thường thu hái đinh lăng vào mùa đông, trên những cây trồng từ 3 tuổi trở lên, đặc biệt phần rễ (củ) cây đinh lăng từ 6 tuổi trở lên sẽ rất quý. Tuy nhiên, trong rễ cây đinh lăng có chứa chất ancaloit, nếu dùng nhiều sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt… Dùng liều cao có thể gây say thuốc, mệt mỏi, nôn mửa và tiêu chảy.

Bên cạnh đó, chiết xuất của đinh lăng cũng có liều lượng dùng và liều gây độc. Trên chuột, liều chết LD50 của đinh lăng là 32.9g/kg (nhân sâm 16.5g/kg, ngũ gia bì 14.5g/ kg). Ở liều độc gây xung huyết ở gan, tim, phổi, dạ dày, ruột.

Ngoài ra, một số người uống quá nhiều rượu ngâm đinh lăng sẽ bị say, mệt mỏi, tiêu chảy... Nguyên nhân là do trong rễ cây đinh lăng có thành phần saponin. Chất saponin có khả năng tán huyết, đánh vỡ các hồng cầu trong cơ thể. Cho nên uống rượu đinh lăng chỉ nên giới hạn dùng 3-4 ly/1 lần dùng.

Theo dân gian, những người không nên uống lá đinh lăng là phụ nữ mang thai, những người đang bị bệnh gan hoặc người bệnh đang dùng thuốc điều trị các bệnh lý khác.

Một số trường hợp khác nhạy cảm với các thành phần trong cây định lăng, khi uống rượu đinh lăng thấy có những biểu hiện khó chịu, khác thường bởi trong rễ đinh lăng có thành phần Saponin gần giống với nhân sâm. Loại chất saponin này có khả năng tán huyết, đánh vỡ các hồng cầu, vì vậy chỉ nên uống khi cần thiết để tránh bị say thuốc, buồn nôn, mệt mỏi và tiêu chảy cấp.

Mặc dù đây là một loại dược liệu ít độc nhưng nếu bạn lạm dụng sử dụng quá mức, vẫn có thể gây ngộ độc. Dễ thấy nhất là xung huyết ở gan, tim, phổi, dạ dày, ruột, biến loạn dinh dưỡng.

Mặc dù, còn nhiều thông tin chưa được khoa học kiểm chứng, nên để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, đặc biệt là những trường hợp đã nêu trên, trước khi sử dụng lá cây đinh lăng cần tham khảo ý kiến bác sĩ.