Như vậy, CPI tháng 1 bao gồm 10 ngày trước và 20 ngày sau Tết Dương lịch. Còn CPI tháng 2 bao gồm 15 ngày trước và 15 ngày sau Tết Nguyên đán. Không ít người Việt Nam đã quen dần với Tết Dương dịch, nhưng nhìn chung nhu cầu tiêu dùng cho Tết Nguyên đán vẫn lớn hơn Tết Dương lịch cả về chủng loại, mẫu mã, số lượng, giá cả... Do vậy, giá cả tháng 1 tăng thấp hơn tháng 2, có năm không tăng (như tháng 1/2015), thậm chí có năm tháng 1 còn bị giảm (như tháng 1/2005 giảm 0,02%). Tuy vậy CPI tháng 1 trong 2 năm trước tăng khá cao (tháng 1/2017 tăng 0,46%, tháng 1/2018 tăng 0,51%).Theo công bố của Tổng cục Thống kê, tốc độ tăng/giảm CPI chung và một số nhóm hàng đáng quan tâm của tháng 1 năm nay so với tháng 12 năm trước của 2018 và 2019 như sau.CPI tháng 1 năm nay có một số điểm khác với cùng kỳ năm trước.Tốc độ tăng chung thấp hơn tốc độ tăng tương ứng của cùng kỳ năm trước. Có 5 yếu tố tác động đến mức thấp này của CPI tháng 1 năm nay. Tăng trưởng kinh tế năm 2018 cao nhất so với nhiều năm trước đó, làm tăng lượng hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng (tức là tăng cung). Tháng 1 năm nay lại nhập siêu 800 triệu USD, góp phần làm tăng lượng hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng trên thị trường. Nhu cầu tiêu dùng của một bộ phận dân cư (trung lưu) đối với hàng hóa đã tương đối bão hòa; một bộ phận dân cư có thu nhập thấp hơn nhưng không còn tình trạng “đói góp” như trước để phải chi tiêu tập trung vào tháng cuối năm. Cơ chế thị trường với “bàn tay vô hình” đã góp phần điều chỉnh cung - cầu theo mặt hàng, theo thời gian, theo vùng, miền... Nhà nước tạo điều kiện từ việc giao trách nhiệm cho các ngành, các cấp, các đơn vị chuẩn bị một lượng hàng để bán hàng can thiệp khi cần thiết. Ngoài ra người nghèo, người có công với cách mạng... được Nhà nước và xã hội hỗ trợ...Bên cạnh một số hàng hóa, dịch vụ giá tăng thấp hơn tốc độ chung, có một số hàng hóa, dịch vụ giá tăng cao hơn, như giá giao thông, thuốc và dịch vụ y tế...
Khách chọn mua hàng tại một siêu thị ở Hà Nội. Ảnh Phạm Hùng |