Bên cạnh các bài quyền tự chọn cá nhân, binh khí tự chọn cá nhân, nội công - công phá, thể dục dưỡng sinh, lân sư rồng, đối luyện tự do, tự chọn tập thể (quyền và binh khí), lần đầu tiên, giải võ thuật cổ truyền Hà Nội mở rộng có sự xuất hiện của màn thi đấu đối kháng trên võ đài với sự góp mặt của nhiều võ sĩ nổi tiếng trong nước. Các võ sinh giữa các môn phái có thể thi đấu lẫn với nhau. Các môn phái nổi tiếng của võ thuật Việt Nam như Bình Định Gia, Nam Hồng Sơn, Thiếu Lâm Sơn Động, Vũ Gia thân pháp, Sơn Đông Không Động Việt Nam, Nhất Nam, Mai Sơn Lâm... Chủ tịch Hội Võ thuật cổ truyền VN, ông Đoàn Thao cho biết, các võ sĩ cảm thấy hưng phấn hơn khi được đứng trên võ đài thể hiện đẳng cấp của mình, khiến các trận đấu diễn ra quyết liệt, hấp dẫn hơn.
Tính tới nay, Hà Nội đã tổ chức được 3 liên hoan võ thuật quốc tế. Tại liên hoan võ thuật kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội có 25 đoàn quốc tế tham dự. Theo võ sư Lê Ngọc Quang - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Võ thuật Hà Nội thì Hội đang rất muốn tổ chức một liên hoan võ thuật quốc tế với quy mô lớn trong năm nay với sự tham dự của khoảng 10.000 võ sĩ. Cái hay là võ thuật cổ truyền không phải lo nhiều về cơ sở vật chất, bởi nguồn gốc đã là biểu diễn, thi đấu ở ngoài trời với không gian văn hóa đồng ruộng, đình làng, đình chùa… Kể từ năm 1987, khi Liên đoàn Võ thuật Hà Nội (sau đổi thành Hiệp hội Võ thuật Hà Nội) được thành lập, võ thuật cổ truyền đã có bước phát triển nhanh chóng, từ chỗ chỉ có 14 võ phái, võ đường, đến nay con số đó đã là 53 võ đường với khoảng 10.000 võ sinh ở mọi lứa tuổi, nam, nữ thường xuyên tập luyện.
Võ thuật cổ truyền có rất nhiều điều kiện để phát triển không chỉ tại Việt