Những việc không nên làm trong dịp Vu Lan báo hiếu

Khang Nhi (Tổng hợp)
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Ngày lễ Vu Lan báo hiếu chính là ngày rằm tháng 7 âm lịch hàng năm. Vu Lan là ngày để khắc ghi công dưỡng dục và báo hiếu cha mẹ của cả kiếp này và cả những kiếp trước. Khắc ghi công ơn của bề trên gồm ông bà, tổ tiên nói chung.

Lễ Vu Lan năm nay 2022 vào thứ 6, ngày 12/8 dương lịch tức ngày 15/7 âm lịch.

Ngày lễ Vu Lan là dịp để những người con trong gia đình thể hiện lòng hiếu thảo, đền đáp công ơn sinh thành của cha mẹ, ông bà. Và trên hết là bày tỏ lòng kính nhớ tổ tiên. Phát huy truyền thống tốt đẹp “uống nước nhớ nguồn” tốt đẹp ngàn đời của dân tộc ta. Chính vì thế, cần tránh một số  việc để không làm tổn phúc đức của bản thân, gia đình, tổ tiên...

Tránh tổ chức tiệc cưới hỏi, khai trương kinh doanh

Dân gian Việt Nam quan niệm tháng 7 âm lịch chính là tháng cô hồn, là lúc các vong hồn dưới địa ngục lang thang ở cõi trần và quậy phá. Vì vậy, trong tháng 7 âm lịch nói chung và vào ngày lễ Vu Lan nói riêng, bạn nên kiêng kị những việc trọng đại như tổ chức tiệc cưới hỏi, hay khai trương kinh doanh.

Tránh tổ chức tiệc cưới hỏi. Ảnh: Internet.
Tránh tổ chức tiệc cưới hỏi. Ảnh: Internet.

Tránh sát sinh

Theo phong tục dân gian nếu sát sinh trong tháng 7 âm lịch sẽ khiến các thành viên trong gia đình gặp hạn như đau ốm, mất tiền hay ảnh hưởng hạnh phúc gia đình. Do đó, trong ngày lễ Vu Lan, thay vì sát sinh, bạn hãy phóng sinh tích đức cho bản thân và gia đình.

Phóng sinh là khi gặp một con vật bị nạn, mình ra tay cứu thoát, hoặc nhìn thấy một hoặc nhiều con vật sắp bị giết, mình bỏ tiền ra mua để cứu sống chúng. Phóng sinh là tự do, không phân lượng lớn nhỏ, ít nhiều, không chọn ngày giờ tốt xấu, không nên chờ dịp này hay dịp khác,….

Tùy vào khả năng kinh tế, mỗi người phát tâm mua từ một, hai con đến muôn nghìn con vật thì cũng phải lập tức cứu thoát chúng càng nhanh càng tốt. Ảnh: Thùy Ninh
Tùy vào khả năng kinh tế, mỗi người phát tâm mua từ một, hai con đến muôn nghìn con vật thì cũng phải lập tức cứu thoát chúng càng nhanh càng tốt. Ảnh: Thùy Ninh

Vì các loại lươn, cá, ốc, thú rừng,… bị săn bắt phục vụ cho người ăn thịt lúc nào, ngày nào cũng có nên khi ta phát tâm từ bi thì liền thực hiện. Tùy vào khả năng từ một, hai con đến muôn ngàn con cũng phải lập tức cứu thoát chúng  càng nhanh càng tốt.

Phóng sinh là cơ hội để con vật có điều kiện quy y Tam Bảo và sám hối nghiệp chướng, việc làm tốt trong Đạo Phật, thể hiện lòng từ bi nên trong nghi thức phóng sinh có lễ quy y, sám hối cho con vật trước khi phóng sinh. Ảnh: Thùy Ninh.
Phóng sinh là cơ hội để con vật có điều kiện quy y Tam Bảo và sám hối nghiệp chướng, việc làm tốt trong Đạo Phật, thể hiện lòng từ bi nên trong nghi thức phóng sinh có lễ quy y, sám hối cho con vật trước khi phóng sinh. Ảnh: Thùy Ninh.

Phóng sinh là cơ hội để con vật có điều kiện quy y Tam Bảo và sám hối nghiệp chướng, việc làm tốt trong Đạo Phật, thể hiện lòng từ bi nên trong nghi thức phóng sinh có lễ quy y, sám hối cho con vật trước khi phóng sinh.

Khi phóng sinh, thao tác phải nhanh nhẹn, rốt ráo, nghi lễ ngắn gọn, không nên nặng phần hình thức, tránh cho các sinh vật phải chịu kéo dài nỗi khổ sợ hãi, ngột ngạt, tù túng vì bị giam cầm, có khi chúng phải mất mạng trước khi được phóng thích.

Tránh làm điều xấu

Đạo Phật cho rằng làm nhiều việc xấu rồi sẽ nhận về những quả báo tương đương, nên tránh làm điều xấu như gây gổ hay đánh nhau với người khác, để tâm hồn được thanh thản, an yên. Đặc biệt trong ngày lễ Vu Lan, đừng quên làm nhiều việc thiện, lan tỏa yêu thương và thành tâm cầu nguyện cho gia đình, cha mẹ, ông bà được bình an, hạnh phúc.

Tháng 7 cũng là thời điểm bạn nên hướng thiện. Làm những việc tốt, tích đức, tích phước. Tránh làm việc ác để cầu bình an cho gia đình và trên hết là cha mẹ của mình.

Không đốt vàng mã, không làm lễ linh đình... gây lãng phí

Những ngày này, nhiều người dân Việt hướng về tổ tiên, ông bà, cha mẹ và mong muốn làm những việc có ý nghĩa để tỏ lòng hiếu kính. Nhưng vì một số lý do mà nhiều người đã đồng nhất lễ Vu Lan với tục đốt vàng mã, làm lễ lạt linh đình… gây lãng phí.

Sau công văn đề nghị các phật tử loại bỏ tục đốt vàng mã tại các cơ sở thờ tự Phật giáo vào đầu xuân năm 2018 của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, nhu cầu mua sắm vàng mã mùa Vu Lan năm 2022 ở một số nơi có giảm nhưng chưa đáng kể. Ở một số đền, miếu, khu di tích và không ít gia đình vẫn còn tình trạng đốt nhiều vàng mã, gây lãng phí.

Thực tế trong tất cả bài kinh của đạo Phật không có nội dung nào nói đến phải đốt vàng mã. Đây là tập tục ảnh hưởng từ văn hóa Trung Quốc, trong quá trình lưu truyền trong dân gian nó càng được thêu dệt và nay đã ăn sâu bám rễ trong cộng đồng.

Đức Phật chỉ dạy rằng, người con có hiếu là người con biết vâng lời và theo sự hướng nghiệp của cha mẹ. Muốn báo hiếu cha mẹ phải lo chăm sóc khi cha mẹ còn sống. Nhưng không ít người khi còn cha, còn mẹ thì để họ sống cảnh cơm niêu nước lọ, không đoái hoài chăm sóc, phụng dưỡng. Đến khi cha mẹ mất đi rồi con cháu mới lại thi nhau làm mâm cao, cỗ đầy cúng bái. Điều này trái với đạo lý tốt đẹp của dân tộc.

Tiền để mua đồ vàng mã, mọi người có thể đem lên chùa công đức vào Tam bảo, cúng dường chư Tăng, hoặc đem đi từ thiện, giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn, hoặc ra chợ mua các con vật về để phóng sinh... hồi hướng công đức đó đến tổ tiên, gia đình, cha mẹ, người thân. Càng nhiều việc làm tốt sẽ giúp cho bạn và gia đình càng tích thêm được phúc đức, bình an, hạnh phúc, sức khỏe dồi dào và có một mùa Vu Lan báo hiếu trọn vẹn.