Ninh Hòa định hướng thành trung tâm công nghiệp, logistics, thương mại - dịch vụ cấp vùng
Kinhtedothi - Quy hoạch mới thể hiện rõ tầm nhìn chiến lược đưa Ninh Hòa trở thành trung tâm công nghiệp, logistics, thương mại - dịch vụ cấp vùng, đóng vai trò đầu mối giao thông và động lực tăng trưởng, đô thị hạt nhân phía Bắc của tỉnh Khánh Hòa.
UBND tỉnh Khánh Hòa mới đây đã có quyết định phê duyệt Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung thị xã Ninh Hòa đến năm 2040, mở ra hướng đi mới cho sự phát triển đồng bộ, hiện đại và bền vững của khu vực phía Bắc tỉnh Khánh Hòa và phía Nam Khu kinh tế Vân Phong.
Theo quy hoạch được điều chỉnh, toàn bộ địa giới hành chính thị xã Ninh Hòa với diện tích hơn 117.940 ha sẽ được tổ chức phát triển không gian bài bản, hướng đến trở thành đô thị loại III vào năm 2030 và hoàn thiện các tiêu chí vào năm 2040.

Ninh Hòa được định hướng là trung tâm công nghiệp, logistics, thương mại - dịch vụ cấp vùng
Quy hoạch mới thể hiện rõ tầm nhìn chiến lược đưa Ninh Hòa trở thành trung tâm công nghiệp, logistics, thương mại - dịch vụ cấp vùng, đóng vai trò đầu mối giao thông, động lực tăng trưởng, đô thị hạt nhân phía Bắc của tỉnh.
Mục tiêu cụ thể đặt ra là xây dựng đô thị thông minh, phát triển xanh và hài hòa giữa công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp - du lịch. Cùng với đó, Ninh Hòa sẽ trở thành trung tâm công nghiệp biển, đóng tàu, công nghiệp hỗ trợ; chế biến sản phẩm từ biển và trung tâm cảng biển - logistics cấp vùng.
Dự báo đến năm 2040, dân số thị xã Ninh Hòa sẽ đạt khoảng 450.000 người với quỹ đất dân dụng toàn thị xã đô thị hơn 23.000ha. Trong đó, quy hoạch chi tiết 13 khu vực phát triển đô thị với chức năng đa dạng như: trung tâm hành chính, công nghiệp - cảng biển, du lịch sinh thái, giáo dục, y tế, thương mại - dịch vụ, và đô thị ven biển cao cấp.
Đáng chú ý, quy hoạch xác định các khu vực trọng điểm gồm: khu công nghiệp Ninh Xuân mở rộng; khu đô thị - du lịch Đầm Nha Phu; các trung tâm đô thị Ninh Sim, Ninh An, Ninh Thọ; khu đô thị sinh thái ven sông, ven biển; và các điểm kết nối giao thông quan trọng với cao tốc Bắc - Nam và đường sắt tốc độ cao. Ninh Hòa cũng sẽ khai thác lợi thế cảng Nam Vân Phong để phát triển logistics quy mô lớn, gắn với các khu chế xuất, kho vận, trung tâm thương mại quốc tế.
Nhiều cao tốc đã hoàn thành và đang được triển khai trên địa bàn thị xã Ninh Hòa. Ảnh: Trung Nhân
Song song đó, quy hoạch mới chú trọng phát triển hạ tầng xã hội - kỹ thuật đồng bộ như hệ thống cấp thoát nước, xử lý nước thải, điện - viễn thông, giao thông công cộng, công viên cây xanh và các công trình văn hóa - thể thao.
Quy hoạch phân khu chức năng được triển khai theo 6 chiến lược tổng thể gồm: định vị vai trò vùng, phát triển công nghiệp, đa dạng hóa ngành nghề, khai thác đô thị sinh thái, hướng tới đô thị thông minh và nâng cao chất lượng sống cho cư dân.
UBND tỉnh yêu cầu UBND thị xã Ninh Hòa tổ chức công bố công khai quy hoạch, xây dựng kế hoạch triển khai các quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết và ưu tiên đầu tư hạ tầng khung. Đồng thời, tích hợp quy hoạch này với quy hoạch tỉnh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 để đảm bảo sự thống nhất và hiệu quả thực thi.
Quy hoạch chung thị xã Ninh Hòa đến năm 2040 kỳ vọng sẽ đưa địa phương này trở thành trung tâm đô thị - công nghiệp - dịch vụ chiến lược của tỉnh Khánh Hòa, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội toàn vùng Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.
Cận cảnh Cung Văn hóa thiếu nhi tỉnh Khánh Hòa trước ngày khánh thành
Kinhtedothi - Cung Văn hóa thiếu nhi tỉnh Khánh Hòa được xây trên khu đất rộng 2,7ha cạnh ngã 6 trung tâm TP Nha Trang. Dự án có tổng vốn đầu tư hơn 544 tỷ đồng, dự kiến khánh thành vào ngày 1/6 sau 18 tháng thi công.
Khánh Hòa lên kế hoạch đấu giá nhiều khu đất “khủng” trong năm 2025
Kinhtedothi - Theo kế hoạch, tỉnh Khánh Hòa sẽ đấu giá 9 khu đất, thửa đất với tổng diện tích 394ha trong quý II và quý III/2025.

Khánh Hòa: tiêu hủy gần 850.000 tôm hùm giống gần 34 tỷ đồng
Kinhtedothi - Từ đầu năm 2024 đến nay, Công an tỉnh Khánh Hòa đã tổ chức kiểm tra, phát hiện và xử lý tổng số 13 vụ, trong đó xử lý hình sự 1 vụ và xử phạt hành chính 12 vụ liên quan đến tôm hùm giống với tổng số tiền gần 900.000.000 đồng. Đồng thời, tiêu hủy gần 850.000 con tôm hùm giống các loại với giá trị ước tính gần 34 tỷ đồng.