80 năm cách mạng tháng 8 và Quốc Khánh
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Nỗ lực gỡ nút thắt mặt bằng cao tốc Quảng Ngãi - Hoài Nhơn

Kinhtedothi - Chính quyền và chủ đầu tư đang khẩn trương xử lý từng vướng mắc để bảo đảm tuyến cao tốc kịp đưa vào khai thác cuối năm 2025.

Dự án cao tốc Quảng Ngãi - Hoài Nhơn dài hơn 88 km, trong đó đoạn qua tỉnh Quảng Ngãi hơn 60 km. Dự án khởi công ngày 1/1/2023, dự kiến đưa vào khai thác tháng 12/2025. Hiện tiến độ thi công đạt hơn 73% tổng khối lượng.

Hiện tiến độ thi công của dự án cao tốc Quảng Ngãi - Hoài Nhơn đạt hơn 73% tổng khối lượng.

Tuy nhiên, công tác giải phóng mặt bằng tuyến chính còn nhiều vướng mắc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến mục tiêu về đích đúng tiến độ.

Tại xã Nghĩa Giang, đoạn đầu tuyến nhiều tháng qua gặp khó khăn do sự cản trở của người dân. Theo Phó Chủ tịch UBND xã Nghĩa Giang Cao Thanh Tuyên, nhiều ngôi nhà của người dân bị nứt; có trường hợp đã bàn giao mặt bằng từ tháng 6/2024 nhưng chưa nhận được tiền bồi thường và đang kiện ra tòa.

Một số nhà ở của người dân xã Nghĩa Giang nằm trong hành lang bảo vệ an toàn cao tốc.

Một số hộ có nhà, đất nằm trong hoặc sát hành lang an toàn cao tốc cũng mong được bố trí tái định cư để đảm bảo an toàn và thuận lợi về quyền lợi sử dụng đất.

Phó Giám đốc Sở Xây dựng Quảng Ngãi Trần Trung Tín cho biết, hiện chưa có cơ chế bồi thường đối với tài sản ngoài phạm vi giải phóng mặt bằng. Tuy nhiên, cơ quan chức năng đang nghiên cứu phương án thành lập Hội đồng xem xét, bố trí tái định cư hoặc bồi thường di dời tài sản để tạo vùng đệm an toàn hành lang cao tốc.

Tại vị trí Km11+080, công tác thi công mố cầu M1 và M2 phải tạm dừng nhiều tháng do người dân lo ngại rung chấn gây nứt nhà. Đoạn qua xã Nguyễn Nghiêm (thị xã Đức Phổ) từ Km33-Km39, nhiều hộ dân không đồng ý nhận bồi thường, tụ tập cản trở thi công.

Riêng đoạn Km39+200-Km39+400, 2 hộ không cho thi công vì phần đất còn lại quá nhỏ, nằm sát mép taluy và trong hành lang an toàn giao thông, ngay vị trí thoát lũ. Người dân yêu cầu thu hồi toàn bộ diện tích còn lại nhưng đến nay chưa có phương án bồi thường cụ thể.

Ông Ngọ Trường Nam, Tổng Giám đốc Công ty CP Tập đoàn Đèo Cả (đơn vị thi công) cho biết, thời gian qua đơn vị đã phối hợp cùng chủ đầu tư, chính quyền và đơn vị bảo hiểm kiểm đếm, đánh giá, kiểm định để tính toán phương án bồi thường. Phần lớn người dân đã làm việc với chính quyền để nhận bồi thường. Tuy nhiên, vẫn còn một số hộ chưa thống nhất giá trị bồi thường và tiếp tục cản trở thi công.

“Dự án đang vào giai đoạn cao điểm, khối lượng công việc rất lớn. Nếu không được bàn giao mặt bằng đồng loạt sẽ khó đảm bảo tiến độ theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Rất cần tỉnh và các cơ quan liên quan xử lý dứt điểm các điểm nghẽn” - ông Nam nhấn mạnh.

Ông Nam cũng thông tin, với các trường hợp nhà dân bị nứt nghi do thi công, đơn vị đã thuê tư vấn độc lập và bảo hiểm chuyên ngành đo vẽ, lập biên bản, bồi thường thiệt hại. Tuy nhiên, một số hộ yêu cầu bồi thường cả những rủi ro có thể xảy ra trong tương lai nên chưa đồng thuận.

Về phía chủ đầu tư, Giám đốc Ban quản lý Dự án 2 Lê Thắng cam kết tính toán và chi trả đầy đủ, minh bạch mọi thiệt hại do thi công gây ra, đúng quy định pháp luật. Đồng thời, đề nghị UBND tỉnh, Công an tỉnh Quảng Ngãi tiếp tục có phương án, kế hoạch đảm bảo an ninh, trật tự giúp nhà thầu thi công thuận lợi, nhất là khi công trình dự án đang trong giai đoạn tăng tốc, tiến độ được đẩy nhanh để đảm bảo đến ngày 30/9/2025 thông tuyến và đến 31/12/2025 đưa vào khai thác.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Nguyễn Ngọc Sâm (bìa phải) trao đổi với hộ dân bị ảnh hưởng bởi dự án cao tốc Quảng Ngãi - Hoài Nhơn.

Để kịp thời tháo gỡ khó khăn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Nguyễn Ngọc Sâm đã kiểm tra thực tế dự án, gặp gỡ người dân và làm việc với các sở, ngành, đơn vị liên quan. Qua đó, yêu cầu các sở, ngành và địa phương rà soát cụ thể từng trường hợp người dân thắc mắc. Các quyền lợi chính đáng nếu chưa được giải quyết phải bổ sung theo quy định.

Ông Sâm còn đề nghị chủ đầu tư và nhà thầu thi công giảm tối đa ảnh hưởng đến đời sống người dân, tính toán thời điểm và mức độ nổ mìn, lu lèn cho phù hợp.

“Các sở, ngành, địa phương cần tập trung xử lý vướng mắc, không để kéo dài ảnh hưởng đến tiến độ. Đồng thời tăng cường tuyên truyền, giải thích để người dân hiểu, đồng thuận và không cản trở thi công. Chủ đầu tư và nhà thầu phải thực hiện bồi thường thiệt hại do nứt nhà cho người dân đầy đủ, đúng quy định” - ông Sâm nhấn mạnh.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Phú Thọ: tập trung chỉ đạo giải phóng mặt bằng dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng

Phú Thọ: tập trung chỉ đạo giải phóng mặt bằng dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng

17 Jul, 05:42 PM

Kinhtedothi - Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ Trần Duy Đông vừa chủ trì hội nghị chỉ đạo công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng. Đây là dự án hạ tầng trọng điểm quốc gia, có chiều dài gần 100km đi qua địa bàn 5 phường, 15 xã của tỉnh Phú Thọ.

Hướng dẫn 3 hướng di chuyển khi sửa chữa cao tốc TP Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây

Hướng dẫn 3 hướng di chuyển khi sửa chữa cao tốc TP Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây

17 Jul, 12:28 PM

Kinhtedothi – Từ ngày 15/7 đến 14/8, tuyến cao tốc TP Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây sẽ thực hiện thi công sửa chữa khe co giãn, ảnh hưởng đến tốc độ và số làn xe lưu thông. Để hạn chế nguy cơ ùn tắc, Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) Công an tỉnh Đồng Nai đã công bố 3 phương án di chuyển thay thế dành cho các phương tiện từ Đồng Nai về TP Hồ Chí Minh.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ