80 năm cách mạng tháng 8 và Quốc Khánh
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Nobel Vật lý 2021 dành cho tác giả nghiên cứu về sự ấm lên toàn cầu

Kinhtedothi - Hội đồng Nobel đã xướng tên chủ nhân giải Nobel Vật lý năm 2021 vào chiều ngày hôm nay (5/10).
Giải Nobel Vật lý năm nay được trao cho 3 nhà khoa học Syukuro Manabe, Klaus Hasselmann và Giorgio Parisi. “Họ đã đặt nền tảng cho kiến thức của nhân loại về khí hậu Trái đất và tác động của con người đến khí hậu, cũng như cách mạng hóa lý thuyết về các vật liệu rối loạn và quá trình ngẫu nhiên”, Ủy ban Nobel cho biết.
 Giải Nobel Vật lý năm nay thuộc về 3 nhà khoa học Syukuro Manabe, Klaus Hasselmann và Giorgio Parisi. Ảnh: Nobel Prize
Cụ thể, Giorgio Parisi nhận một nửa giải thưởng cho việc phát hiện sự ảnh hưởng lẫn nhau của các dao động và rối loạn trong những hệ thống vật lý từ quy mô nguyên tử đến hành tinh. Syukuro Manabe và Klaus Hasselmann cùng nhận nửa giải thưởng còn lại cho việc lập mô hình vật lý của khí hậu Trái Đất, định lượng độ biến động và dự đoán một cách đáng tin cậy về sự ấm lên toàn cầu.
Tổng cộng, giải Nobel vật lý đã được trao cho 216 nhà khoa học từ năm 1901 đến 2020. Trong số này, John Bardeen là người duy nhất được trao hai lần.
Người trẻ nhất được nhận giải thưởng là Lawrence Bragg khi mới 25 tuổi. Ông nhận giải cùng cha mình vào năm 1915. Người cao tuổi nhất được trao giải là Arthur Ashkin ở tuổi 96, khi được xướng tên vào năm 2018.
Diễn ra giữa dịch Covid-19, Nobel 2021 được điều chỉnh để phù hợp với tình hình thực tế. Năm ngoái, một số sự kiện bị hủy bỏ, buổi lễ được tổ chức trực tuyến. Lễ trao giải năm nay sẽ kết hợp cả hai hình thức online và trực tiếp.
Tổng tiền thưởng năm ngoái lên tới 10 triệu krona Thụy Điển, tương đương khoảng 1,1 triệu USD.
Nobel là giải thưởng quốc tế do Quỹ Nobel tại Stockholm lập ra từ năm 1901 theo di chúc của Alfred Nobel, nhà phát minh - nhà từ thiện người Thụy Điển, để lại năm 1895.
Giải thưởng được trao thường niên cho những cá nhân và tổ chức có cống hiến nổi bật trong các lĩnh vực y học, hóa học, vật lý, văn học, hòa bình. Năm 1968, Ngân hàng Trung ương Thụy Điển lập ra Giải thưởng của Ngân hàng Thụy Điển cho khoa học kinh tế để tưởng nhớ Nobel, còn gọi là giải Nobel kinh tế. Năm nay là năm thứ hai liên tiếp kể từ năm 1944, lễ trao giải Nobel truyền thống ở Stockholm (Thụy Điển) sẽ không thể diễn ra do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.
Theo thông báo Quỹ Nobel đưa ra ngày 23/9, những người đoạt giải sẽ được trao các huy chương và bằng khen ngay tại quê hương của họ. Nếu như không có đại dịch Covid-19, những người đoạt các giải thưởng danh giá này sẽ đến Stockholm để trực tiếp nhận huy chương và bằng khen từ tay nhà vua Thụy Điển trong một buổi lễ trang trọng được tổ chức vào tháng 12 hằng năm.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Cán bộ Công đoàn phải là người kiến tạo các sản phẩm truyền thông thiết thực, hiệu quả

Cán bộ Công đoàn phải là người kiến tạo các sản phẩm truyền thông thiết thực, hiệu quả

18 Jul, 09:36 PM

Kinhtedothi - Chiều 18/7, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam Việt Nam Ngọ Duy Hiểu, Trưởng đoàn khảo sát số 1 của Tổng LĐLĐ Việt Nam đã làm việc với LĐLĐ TP Hà Nội về chuyên đề tình hình triển khai công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng, pháp luật cho công nhân (giai đoạn 2018-2025).

Thủ tướng: Tháo gỡ vướng mắc cho gần 3.000 dự án tồn đọng với tinh thần '6 rõ'

Thủ tướng: Tháo gỡ vướng mắc cho gần 3.000 dự án tồn đọng với tinh thần '6 rõ'

17 Jul, 11:16 PM

Kinhtedothi - Chiều 17/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị toàn quốc sơ kết, đánh giá kết quả thực hiện việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án, đất đai theo Kết luận số 77-KL/TW ngày 2/5/2024 của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 170/2024/QH15 ngày 30/11/2024 của Quốc hội và triển khai ý kiến chỉ đạo của Bộ Chính trị về rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án tồn đọng trên phạm vi cả nước.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ