Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Nửa đầu tháng 7/2021, Việt Nam nhập siêu 1,82 tỷ USD

Kinhtedothi- Do tăng nhập khẩu linh phụ kiện, nguyên liệu sản xuất phục vụ xuất khẩu nên cán cân thương mại của Việt Nam vẫn thiên về nhập siêu.

Thông tin từ Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 7/2021 đạt 27,39 tỷ USD, giảm 4,8% so với cùng kỳ năm 2020 (32,3 tỷ USD).

Trong đó, kim ngạch nhập khẩu là 14,6 tỷ USD, tăng gần 700 triệu USD so với nửa cuối tháng 6/2021 nhưng giảm 4,8% so với cùng kỳ năm 2020 (36,8 tỷ USD).

Trong nửa đầu tháng 7/2021, các sản phẩm máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện là nhóm hàng nhập khẩu cao nhất với kim ngạch gần 3 tỷ USD. Tiếp đến là máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng gần 2,1 tỷ USD.

Đáng chú ý, kim ngạch xuất khẩu của nửa đầu tháng 7/2021 chỉ đạt 12,78 tỷ USD, giảm mạnh hơn 2 tỷ USD so với nửa cuối tháng 6/2021 và giảm tới 13,9% so với nửa đầu tháng 7/2020 (28 tỷ USD).

Trong 15 ngày qua có 4 nhóm hàng xuất khẩu đạt kim ngạch hơn 1 tỷ USD là: Điện thoại và linh kiện, nhóm hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện nhóm hàng máy móc thiết bị và nhóm hàng dệt may.

Như vậy, trong 15 ngày đầu tháng 7/2021 Việt Nam đã nhập siêu 1,82 tỷ USD.

 Từ đầu năm đến giữa tháng 7/2021, Việt Nam đã nhập siêu 3 tỷ USD. Ảnh minh họa

Tính chung từ đầu năm đến ngày 15/7, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam là 345,45 tỷ USD, trong đó tổng kim ngạch xuất khẩu 171,22 tỷ USD và tổng kim ngạch nhập khẩu 174,23 tỷ USD.

Như vậy, từ đầu năm đến giữa tháng 7/2021 Việt Nam đã nhập siêu 3,01 tỷ USD.

Nguyên nhân tình hình xuất khẩu hàng hoá bị sụt giảm trong nửa đầu tháng 7/2021 được cho là do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid – 19. Ngoài ra, tình trạng ách tắc hàng hóa tại các cảng biển tăng do thiếu container, các hãng tàu tăng chi phí vận chuyển…

Bộ Công Thương đánh giá, mặc dù xu hướng nhập siêu đã quay trở lại, song mức độ nhập siêu của Việt Nam vẫn là con số khá nhỏ. Từ trước đến nay, Việt Nam là quốc gia đang phát triển công nghiệp hoá, hiện đại hoá nên nhu cầu nhập khẩu rất lớn. Nền kinh tế Việt Nam chủ yếu vẫn là gia công, lắp ráp nên phải nhập khẩu nhiều linh phụ kiện, nguyên phụ liệu. Bởi vậy, nhập khẩu vượt xuất khẩu một chút không phải vấn đề lớn.

Trong trường hợp các yếu tố tác động ở mức như hiện tại hoặc thuận lợi hơn, tổng kim ngạch xuất khẩu cả năm nay được Bộ Công Thương dự báo có thể đạt khoảng 308 tỷ USD, tăng 9% so với năm 2020. Về nhập khẩu, căn cứ tiến độ trong những tháng đầu năm, khả năng kim ngạch nhập khẩu đạt khoảng 306 tỷ USD, tăng 16,5% so với năm 2020. Cán cân thương mại xuất siêu ở mức khoảng 2 tỷ USD.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Giá heo hơi hôm nay 10/5: miền Bắc tăng nhẹ

Giá heo hơi hôm nay 10/5: miền Bắc tăng nhẹ

10 May, 08:00 AM

Kinhtedothi - Ghi nhận giá heo hơi hôm nay tại khu vực miền Bắc tăng nhẹ 1.000 đồng/kg. Theo đó, heo hơi tại 3 miền đang được thu mua trong khoảng 68.000 - 74.000 đồng/kg.

Giá lúa gạo hôm nay 10/5: giá gạo bật tăng

Giá lúa gạo hôm nay 10/5: giá gạo bật tăng

10 May, 06:35 AM

Kinhtedothi - Giá lúa gạo hôm nay tại thị trường trong nước điều chỉnh tăng nhẹ 50 đồng/kg với một số loại gạo. Thị trường giao dịch chậm, nguồn ít.

Giá lúa gạo hôm nay 9/5: gạo xuất khẩu tăng nhẹ

Giá lúa gạo hôm nay 9/5: gạo xuất khẩu tăng nhẹ

09 May, 07:19 AM

Kinhtedothi - Ghi nhận giá lúa gạo hôm nay 9/5 tại thị trường xuất khẩu tăng nhẹ 1 USD/tấn với gạo tiêu chuẩn 5%. Thị trường lượng ít, gạo các loại bình ổn, mặt hàng lúa tươi vững giá.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ