Nước đang phát triển cần tận dụng tối đa kiều hối

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Số liệu mới nhất của UNCTAD cho biết nguồn kiều hối đổ về các nước chậm phát triển nhất (LDC) và đang phát triển trong năm 2009 đã lên tới 316 tỷ USD, chiếm 1,9% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của các nước này.

KTĐT - Số liệu mới nhất của UNCTAD cho biết nguồn kiều hối đổ về các nước chậm phát triển nhất (LDC) và đang phát triển trong năm 2009 đã lên tới 316 tỷ USD, chiếm 1,9% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của các nước này.

Các chuyên gia kinh tế tài chính của Hội nghị Liên hợp quốc về thương mại và phát triển (UNCTAD) đã nhấn mạnh vai trò ngày càng quan trọng của các nguồn kiều hối đối với tiến trình thực hiện các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ của các nước nghèo và đang phát triển.

Số liệu mới nhất của UNCTAD cho biết nguồn kiều hối đổ về các nước chậm phát triển nhất (LDC) và đang phát triển trong năm 2009 đã lên tới 316 tỷ USD, chiếm 1,9% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của các nước này.

Nguồn kiều hối thậm chí còn chiếm tới hơn 5% GDP của 1/3 số nước LDC trên toàn cầu. Nguồn kiều hối đối với các nước này còn quan trọng hơn cả nguồn đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI) và là nguồn tài chính ổn định và ít biến động ngay cả trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế toàn cầu.

UNCTAD khẳng định vai trò quan trọng của nguồn kiều hối trong thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, xóa đói giảm nghèo, giúp người nghèo đảm bảo các nhu cầu đời sống và đầu tư phát triển sản xuất, đồng thời tạo điều kiện tăng cường chuyển giao tri thức và kỹ năng, nâng cao năng lực kinh doanh ở các nước đang phát triển thông qua đầu tư trực tiếp phát triển các dịch vụ cơ sở hạ tầng, dịch vụ công cộng và khu vực sản xuất.

Trong bối cảnh cộng đồng thế giới ngày càng coi trọng quan hệ giữa di cư, nguồn kiều hối và phát triển, UNCTAD sẽ chủ trì hội nghị quốc tế nhằm tạo diễn đàn để các nước trao đổi kinh nghiệm, các chính sách, những giải pháp thực tiễn phát huy tối đa tác dụng của các nguồn kiều hối, các cơ chế duy trì sự thống nhất và phối hợp ở cấp quốc gia, song phương, khu vực và quốc tế nhằm khai thác tiềm năng kiều hối phục vụ những nhu cầu về phát triển của các nước đang phát triển và LDC./.