Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Nước đang rút dần, người dân Mỹ Đức sẽ sớm trở lại cuộc sống bình thường

Kinhtedothi - Ông Trương Anh Tuấn - Trưởng phòng Kinh tế huyện Mỹ Đức thông tin, huyện vẫn còn 3.098 người dân chưa trở về nhà. Hiện, nước đã rút dần, người dân sẽ sớm trở lại cuộc sống bình thường nếu không có mưa úng lớn xảy ra.
Nước đang rút dần tại nhiều thôn, xã ở huyện Mỹ Đức.

Thống kê của huyện Mỹ Đức cho thấy, trong đợt mưa bão vừa qua, một số thôn, xã trên địa bàn huyện Mỹ Đức bị ngập sâu, ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống của người dân.

Tính đến chiều 21/9, toàn huyện có khoảng 2.632ha lúa bị đổ, ngập, trong đó, 1.838,7ha bị ảnh hưởng nặng; 410ha hoa màu bị ảnh hưởng, khoảng 25.300 cây ăn quả bị đổ, gãy; khoảng 98,2ha cây hàng năm bị đổ gãy; 7.250 cây bóng mát, cây lấy gỗ bị đổ, gãy.

Huyện Mỹ Đức có khoảng 11.500 con gia cầm bị chết do ngập chuồng; tràn trên 670ha nuôi trồng thủy sản; 114 chuồng trại bị đổ, sập, tốc mái; 85 nhà cấp 4, mái tôn trường học, đình, chùa, trạm y tế bị tốc mái.

Đặc biệt, huyện Mỹ Đức có 3.700 hộ dân bị nước tràn vào nhà, hiện còn 2.694 hộ và (10.727 nhân khẩu) bị ngập; huyện đã chỉ đạo di dời 1.634 hộ ra khỏi vùng trũng, ngập lụt nguy hiểm, còn khoảng 1.132 hộ, với khoảng 3.098 người chưa thể quay về nhà.

Theo UBND huyện Mỹ Đức, đến thời điểm này, công tác khắc phục hậu quả sau bão lũ đã được triển khai nhanh chóng, kịp thời. Xí nghiệp Đầu tư phát triển Thủy Lợi Mỹ Đức đã vận hành 10 trạm bơm với 25 tổ mức, tổng lưu lượng 117.600m3 để tiêu úng. Cùng đó, các cơ quan, đơn vị tập trung lực lượng khắc phục các công trình bị ảnh hưởng do bão; chủ động ứng trực, chuẩn bị nhân lực, vật tư phương tiện, sẵn sàng theo phương châm “4 tại chỗ".

Ngoài ra, các xã, thị trấn đã huy động trên 12.900 lượt người; 80 ôtô các loại, 19 máy xúc, 20 thuyền, khoảng trên 2.600m3 cát, trên 620m3 đất, trên 71.500 bao tải… để khắc phục các sự cố trên các tuyến đê, trạm bơm, thu hoạch lúa vụ mùa cho dân…

Tuy nhiên, hiện vẫn còn 5 trường học bị ngập và các trường đã tổ chức cho học sinh đi học và ở nội trú tại trường.

Ông Trương Anh Tuấn - Trưởng phòng Kinh tế huyện Mỹ Đức cho biết, huyện Mỹ Đức đã đảm bảo tuyệt đối tính mạng người dân, hỗ trợ kịp thời các nhu yếu phẩm thiết yếu, điều tiết, phân luồng giao thông kịp thời, đảm bảo an toàn các điểm úng ngập.

Cùng với đó, tiếp tục chỉ đạo Nhân dân thu hoạch lúa vụ mùa, chuẩn bị các điều kiện cho sản xuất vụ Đông 2024 - 2025 và khôi phục sản xuất ổn định đời sống sau mưa, bão úng.

Đến thời điểm này, toàn huyện đã thu hoạch được 5.000ha lúa vụ mùa (70% tổng diện tích lúa trên địa bàn).

“Hiện, vẫn còn 3.098 người vẫn chưa trở về nhà. Nhưng thời điểm này, nước đã rút dần, người dân sẽ sớm trở lại cuộc sống bình thường nếu không có mưa úng lớn xảy ra” - ông Trương Anh Tuấn cho hay.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Vì sao Dự án đường Tam Trinh tiếp tục bị chậm tiến độ?

Vì sao Dự án đường Tam Trinh tiếp tục bị chậm tiến độ?

12 May, 01:51 PM

Kinhtedothi- Sau 4 lần điều chỉnh tiến độ, Dự án mở rộng đường Tam Trinh vẫn không thể hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) vào thời điểm 30/4 và đang gặp khá nhiều khó khăn. Vướng mắc chủ yếu là xác định chính xác nguồn gốc đất.

Hiệu quả trong tuyên truyền công tác GPMB và xử lý vi phạm đất đai ở Thường Tín

Hiệu quả trong tuyên truyền công tác GPMB và xử lý vi phạm đất đai ở Thường Tín

11 May, 11:21 AM

Kinhtedothi - Thường Tín là một trong những huyện của TP Hà Nội đang có tốc độ đô thị hóa nhanh chóng, kéo theo đó là hệ lụy vi phạm đất đai, trật tự xây dựng gây khó khăn cho công tác GPMB thực hiện dự án. Nhờ có sự đồng hành của cơ quan báo chí trong công tác tuyên truyền đã giúp người dân hiểu rõ vấn đế phối hợp cùng thực hiện…

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ