"Sự vào cuộc của hệ thống phân phối hiện đại nói chung và Central Retail nói riêng giúp DN Việt Nam hoàn thiện quy trình sản xuất, cách tiếp cận thị trường, cải tiến mẫu mã bao bì theo xu hướng hiện đại. Từ đó, góp phần thúc đẩy tiêu thụ hàng Việt tại thị trường trong nước, nâng tầm giá trị thương hiệu tại thị trường nội địa và quốc tế. Ở chiều ngược lại, Central Retail sẽ tìm được nguồn hàng Việt chất lượng cao để đa dạng hóa các sản phẩm trên kệ hàng của mình." - Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước Lê Việt Nga "Thời gian qua, Central Retail đã tổ chức nhiều tuần hàng OCOP để quảng bá sản phẩm OCOP đến tay người tiêu dùng. Đến nay, đã có hơn 200 sản phẩm OCOP trên các kệ hàng của Big C và GO!. đến từ các địa phương và rất nhiều nông sản, đặc sản vùng miền, trong đó có 96% mã hàng của Việt Nam." - Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Centra Retail Nguyễn Thị Phương |
OCOP tìm lối vào siêu thị
Kinhtedothi - Để đẩy mạnh tiêu thụ và xuất khẩu hàng Việt thông qua hệ thống siêu thị đòi hỏi DN sản xuất nắm rõ những quy định, qua đó xây dựng mối liên kết giữa nhà sản xuất với DN bán lẻ. Đây là ý kiến của các đại biểu tại hội nghị “Kết nối tiêu thụ sản phẩm Việt vào chuỗi bán lẻ hiện đại” do Tập đoàn Central Retail Việt Nam tổ chức cuối tuần qua.
Nhiều khó khăn khi tìm đầu ra cho sản phẩm
Nhiều DN, làng nghề sản xuất hàng Việt và sản phẩm nằm trong Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" (OCOP) than thở, khó khăn lớn nhất mà họ đang gặp là vấn đề đầu ra của sản phẩm. Giám đốc Công ty CP Thực phẩm sạch Ba Vì Nguyễn Thanh Vân chia sẻ: Hiện DN có 2 trại chăn nuôi ở huyện Ba Vì với quy mô hàng nghìn con lợn, gà mỗi năm. Năm 2019, DN đã đăng ký sản phẩm tham gia Chương trình OCOP TP Hà Nội. Tuy nhiên, việc liên kết với DN bán lẻ để đưa sản phẩm vào siêu thị tiêu thụ không hề dễ dàng. Đây cũng là khó khăn mà nhiều chủ thể khi tham gia Chương trình OCOP gặp phải khi tìm kiếm đối tác tiêu thụ.
Trong khi DN sản xuất còn loay hoay trong khâu kết nối thì nhiều siêu thị chưa tìm được nguồn hàng phù hợp từ nơi sản xuất. Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Centra Retail Nguyễn Thị Phương cho biết: Mặc dù Big C có nhu cầu kinh doanh sản phẩm OCOP nhưng theo quy định, để đưa vào hệ thống đòi hỏi hàng hóa phải có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, được cơ quan có thẩm quyền chứng nhận đạt tiêu chuẩn ATTP. Tuy nhiên, hiện nông dân chủ yếu sản xuất theo phương thức nhỏ lẻ, manh mún, chưa có truy xuất nguồn gốc, hồ sơ, chứng từ và các thủ tục pháp nhân trong giao dịch, mua bán. “Đây là một trong những nguyên nhân khiến sản phẩm OCOP chưa tiếp cận được hệ thống bán lẻ hiện đại” - bà Phương phân tích.Kết nối sản xuất, bán lẻ - giải pháp khả thiTheo các chuyên gia kinh tế, để giúp DN tiêu thụ sản phẩm, các cơ quan quản lý cần đẩy mạnh hoạt động kết nối tiêu thụ sản phẩm giữa DN sản xuất với DN bán lẻ. Chủ tịch Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam Vũ Thị Hậu nêu rõ: Các nhà sản xuất cần xác định mục tiêu của mình là sản xuất gắn liền với kinh doanh. Đồng thời, DN bán lẻ cũng cần “đồng hành” với DN sản xuất thông qua việc cắt bớt các khâu trung gian, giảm giá bán sản phẩm, từ đó kích cầu tiêu dùng, tăng mức tiêu thụ.Để tháo gỡ khó khăn cho các DN trong việc kết nối đưa sản phẩm vào hệ thống siêu thị, Giám đốc Siêu thị Big C Thăng Long Khúc Tiến Hà thông tin: Big C cử nhân viên về các địa phương tìm kiếm sản phẩm đặc trưng; hướng dẫn nông dân sản xuất theo quy trình an toàn; hoàn thiện thủ tục, hồ sơ để đưa hàng vào siêu thị... “Hiện nay, Big C có các chương trình thu mua hàng hóa trực tiếp từ nông dân và HTX với chiết khấu 0% nhằm tạo điều kiện cho sản phẩm Việt Nam chất lượng tốt đến tay người tiêu dùng với giá hợp lý” - ông Hà nói.Đồng tình với quan điểm này, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) Lê Việt Nga cho hay: "Để hỗ trợ DN tiêu thụ sản phẩm, Bộ Công Thương đã làm việc với nhiều tập đoàn phân phối nước ngoài để đưa hàng Việt Nam vào hệ thống bán lẻ thuộc các tập đoàn phân phối lớn. Từ đó, mở rộng kênh xuất khẩu, đưa hàng Việt Nam ra thế giới". Trong khi đó, theo Phó Giám đốc Trung tâm Xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch Hà Nội Nguyễn Thị Mai Anh, Hà Nội đã tổ chức nhiều cuộc tập huấn về phương pháp quản trị hiện đại, đào tạo thiết kế, quảng bá thương hiệu, truy xuất nguồn gốc… qua đó giúp DN đáp ứng yêu cầu của các DN bán lẻ.Từ những nỗ lực đưa hàng Việt Nam tới các siêu thị quốc tế cho thấy, DN phải thực hiện đồng bộ các giải pháp từ sản xuất đến tiêu thụ. Qua đó, DN bán lẻ cần song hành với DN sản xuất giúp DN nắm rõ các quy định khắt khe của siêu thị.