Ông Nguyễn Văn Quyết giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Tây Ninh mới
Kinhtedothi - Sáng 30/6, tại Lễ công bố thành lập tỉnh Tây Ninh mới sau sáp nhập với tỉnh Long An, đại diện Ban Tổ chức Trung ương đã công bố các quyết định quan trọng về tổ chức bộ máy và nhân sự chủ chốt.
Theo đó, ông Nguyễn Văn Quyết, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Long An, được chỉ định giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Tây Ninh mới, nhiệm kỳ 2020-2025.
Ông Nguyễn Văn Quyết sinh năm 1972, quê quán Ninh Bình, có trình độ Cử nhân Luật, Thạc sĩ Xây dựng Đảng và Chính quyền Nhà nước, lý luận chính trị cao cấp. Ông từng giữ nhiều vị trí trong ngành kiểm tra Đảng và Ủy ban Kiểm tra Trung ương, trước khi được phân công làm Bí thư Tỉnh ủy Long An vào tháng 2/2025.

Ông Nguyễn Văn Quyết làm Bí thư Tỉnh ủy Tây Ninh sau hợp nhất.
Cùng với đó, đại diện Ban Tổ chức Trung ương đã thay mặt Thủ tướng Chính phủ trao Quyết định chỉ định ông Nguyễn Văn Út giữ chức Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh mới, nhiệm kỳ 2021-2026.
Ông Nguyễn Văn Út sinh năm 1969, quê Long An, có trình độ Thạc sĩ Kinh tế, lý luận chính trị cao cấp. Trước khi được bổ nhiệm làm Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh mới, ông Nguyễn Văn Út từng giữ các chức vụ Phó Chủ tịch, Chủ tịch UBND huyện Đức Hòa. Từ năm 2015, ông là Bí thư Huyện ủy Đức Hòa, đồng thời là Tỉnh ủy viên cho đến tháng 6/2019, khi ông được bổ nhiệm làm Phó Chủ tịch UBND tỉnh Long An. Từ tháng 10/2019, ông Nguyễn Văn Út là Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy Long An và đắc cử Phó Bí thư Tỉnh ủy Long An khóa XI, nhiệm kỳ 2020-2025.
Cũng tại buổi lễ, Ban Tổ chức Trung ương công bố danh sách Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Tây Ninh mới gồm 68 ủy viên, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội sau sáp nhập.
Ngoài ra, tại Quyết định số 1310/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ chỉ định 5 Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh mới nhiệm kỳ 2021 - 2026, gồm: ông Nguyễn Hồng Thanh, ông Đoàn Trung Kiên, ông Phạm Tấn Hòa, ông Huỳnh Văn Sơn.

Ông Nguyễn Văn Út, tân Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh sau hợp nhất.
Phát biểu chỉ đạo tại buổi lễ, bà Nguyễn Thị Thanh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội, nhấn mạnh việc sáp nhập Long An và Tây Ninh là bước ngoặt lịch sử, tạo ra một đơn vị hành chính cấp tỉnh có quy mô lớn, vị trí chiến lược, đóng vai trò cửa ngõ phía Tây của TP Hồ Chí Minh và có đường biên giới dài nhất giáp Campuchia.
Tỉnh Tây Ninh mới có diện tích hơn 8.536 km², dân số hơn 3,25 triệu người, gồm 96 đơn vị hành chính cấp xã (82 xã, 14 phường), được hình thành từ việc sáp nhập nguyên tỉnh Long An và Tây Ninh.

Danh sách Chủ tịch HĐND các tỉnh, thành không thực hiện sáp nhập
Xin trân trọng giới thiệu danh sách Chủ tịch HĐND các tỉnh, thành không thực hiện sáp nhập.

Nhiều tỉnh, thành hoàn tất công bố nghị quyết sáp nhập đơn vị hành chính
Kinhtedothi - Ngày 30/6, nhiều địa phương trên cả nước đã đồng loạt tổ chức Lễ công bố Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các quyết định của cấp ủy, chính quyền địa phương về việc sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp huyện, cấp xã và kiện toàn tổ chức bộ máy chính quyền địa phương hai cấp.

Quảng Trị tổ chức Lễ công bố sáp nhập đơn vị hành chính và bộ máy
Kinhtedothi – Ngày 30/6, tại Trung tâm Văn hóa – Điện ảnh tỉnh Quảng Bình, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam hai tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị đã long trọng tổ chức Lễ công bố các nghị quyết, quyết định của Trung ương và tỉnh về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã, kết thúc hoạt động cấp huyện; thành lập tổ chức Đảng, chỉ định cấp ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, xã, phường, đặc khu thuộc tỉnh Quảng Trị mới.