Theo thông tin từ The Information thì OpenAI được ghi nhận là có doanh thu tăng trưởng nhanh, có thể đạt 100 tỷ USD vào năm 2029 nhưng trước đó, trong giai đoạn 2023-2028 công ty có thể lỗ tới 44 tỷ USD.
Theo đó, OpenAI đã báo lỗ 340 triệu USD trong nửa đầu năm 2024 và công ty tiết lộ họ sẽ không thể có lãi cho đến năm 2029.
Gần đây, OpenAI được định giá 157 tỷ USD sau khi huy động thành công 6,6 tỷ USD.
The Information tiết lộ, điều đáng lo ngại nhất là OpenAI yêu cầu các nhà đầu tư loại trừ hàng tỷ USD học chi để đào tạo các mô hình AI (đây là một trong những hoạt động chính của OpenAI và đã cho ra mắt GPT-4 cũng như mới đây là mô hình GPT-o1).
Một chuyên gia đầu tư mạo hiểm cho biết: một công ty AI không thể loại trừ chi phí đào tạo mô hình AI- chi phí kinh doanh cơ bản khi báo cáo thu nhập. Đối với một công ty AI như OpenAI thì đào tạo AI là một quá trình lên tục và không bao giờ kết thúc.
Các nhà đầu tư kỳ vọng OpenAI sẽ IPO trong những năm tới. Tuy nhiên, Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch tập trung nhiều vào việc đo lường lợi nhuận và không cho phép loại trừ nhiều chi phí kinh doanh.
Chuyên gia đầu tư mạo hiểm cũng lưu ý các chi phí khác của OpenAI có thể giảm trong những năm tiếp theo. Điều này giúp OpenAI giảm lỗ. Tuy nhiên, không thể loại trừ chi phí đào tạo mô hình AI và đây là chi phí cơ bản lớn, liên tục để cung cấp dịch vụ.
OpenAI không phải công ty đầu tiên yêu cầu nhà đầu tư không xét đến chi phí hoạt động cốt lõi. Trước đó, Groupon - công ty dẫn đầu mô hình mua theo nhóm và WeWork đã làm điều tương tự.
Theo đó, trước khi IPO năm 2011, công ty đã đề nghị nhà đầu tư xem xét loại trừ một số chi phí liên quan đến tiếp thị.
Năm 2019, công ty lại yêu cầu các nhà đầu tư tập trung vào "EBITDA điều chỉnh bởi cộng đồng". Về cơ bản, công ty muốn các nhà đầu tư bỏ qua chi phí của những việc cần làm để điều hành hoạt động kinh doanh của mình.
OpenAI cũng đang làm giống vậy. Tuy nhiên, điều này sẽ chấm dứt đến một mức độ nào đó nếu họ chuẩn bị bản báo cáo bạch để IPO.