Bên lề Diễn đàn CMCN 4.0 do Bộ Công Thương tổ chức ngày 11/4, PGS. TS Trần Đình Thiên - Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam đã có những chia sẻ với báo chí xung quanh những nhận định này.
Cơ hội của nước đi sauVậy với cuộc cách mạng này thì sẽ tác động đến những lĩnh vực nào ở Việt Nam, thưa ông?- Theo thống kê, thứ nhất, những ngành gắn với lao động thủ công sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất. Thứ hai, ngành nghề gắn với quá trình tự động hóa. Chẳng hạn, ngành dệt may, với những thao tác cắt, may thì máy móc đều có thể thay thế được. Hay với ngành lắp ráp điện tử, robot cũng có thể thay thế. Gần nhất là ngành lái xe, trước tiên là lái xe taxi có thể nhanh chóng bị loại ra khỏi cuộc chơi trong vòng chưa đầy 20 năm nữa... Vì thế, với Việt Nam tính cảnh báo rất cao, vì lao động gia công và lắp ráp còn quá nhiều.Tuy gặp phải thách thức của những nước đi sau, nhưng có nhiều ý kiến cho rằng, Việt Nam lại có lợi thế hơn với CMCN 4.0, ông có thể phân tích kỹ hơn về vấn đề này?- Ở đây có hàm ý những nước đi sau thường có cơ hội vượt lên trước. Việt Nam không phải tốn quá nhiều cho chi phí chuyển đổi cho những cuộc CMCN lần thứ 2, thứ 3. Do đó, chúng ta phải ý thức được những di sản từ quá khứ với 2 điều. Một là, chúng ta phải tận dụng những cơ hội từ các cuộc CMCN 4.0 vì hiện nay vẫn chưa có nhiều gánh nặng từ những cuộc cách mạng trước. Hai là, Việt Nam không thể sốt ruột để tích lũy trong thời gian trước mắt từ những thành quả của cuộc cách mạng 3.0 mà đến nay vẫn chưa làm được, nếu không sẽ phải trả giá rất đắt.Tôi cho rằng, phải có tầm nhìn vượt trội. Điều này gắn chặt với tầm nhìn của người lãnh đạo, tầm nhìn quản trị quốc gia.Tạo cách nhìn sáng tạoVới Việt Nam, những yếu tố cần và đủ để lĩnh hội 4.0 đã có chưa, thưa ông?- Cá nhân tôi nhận thấy chúng ta cái gì cũng thiếu. Song lợi thế là người Việt Nam được đánh giá là thông minh, mày mò sáng tạo những cái mới. Điều quan trọng hiện nay là phải làm sao khuyến khích sự khác người, trong 10 cái khác người mà chỉ cần một sáng tạo đích thực thì cũng đã rất quý. Muốn làm được như vậy, ngay từ bây giờ chúng ta phải cấu trúc lại giáo dục đào tạo khác đi, còn vẫn theo logic cải cách từ gần 20 năm nay thì không thể được. Theo tôi được biết, đến thời điểm này vẫn chưa có gì đột biến và khác thường trong giáo dục, vẫn tư duy bằng cấp, đi liền với tư duy nhiệm kỳ... sẽ là vô cùng khó. Cho nên, điều quan trọng hiện nay hãy tạo ra định hướng khuyến khích khởi nghiệp, sáng tạo.Thế giới đang tiến tới robot hóa, vậy, Việt Nam sẽ tiếp cận thế nào trong đào tạo nguồn nhân lực, thưa ông?- Robot không thể ngay lập tức thay thế được con người, nhưng không vì thế mà chúng ta không nghĩ đến. Nó phải gắn được 2 yếu tố: Bình tĩnh nhưng không được chủ quan. Nghĩa là, trong giai đoạn trước mắt chúng ta vẫn phải lo việc làm cho những người không có tay nghề nhưng phải khẩn trương trang bị những kỹ năng cơ bản cho lực lượng này trong thời gian trước mắt.CMCN 4.0 là một trong những bước đi hữu ích và nhanh nhất để thu hẹp khoảng cách kiến thức về các nút thắt mà các ngành, tiểu ngành và DN của Việt Nam phải đối mặt để nâng cao năng suất và khả năng cạnh tranh. Việc thực hiện nhanh chóng và quyết liệt các hành động này - cùng với cải cách thể chế và khả năng của người dân Việt Nam sẽ mở ra những cơ hội không nhỏ. Liên Hợp quốc sẵn sàng hợp tác với Việt Nam trong việc theo đuổi các bước này. CMCN 4.0 luôn nhận được sự quan tâm lớn từ Liên Hợp quốc và các cơ quan chuyên môn liên quan bởi nó đại diện cho cả các cơ hội căn bản cho sự phát triển nhanh chóng của con người trước cơ hội mà cuộc cách mạng này mang lại. Giám đốc Chương trình phát triển Liên Hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam Louise Chamberlain Nói về một nền kinh tế sáng tạo thì bản thân từng con người trong đó phải có sự sáng tạo. Đối với những nước nghèo hoặc đi sau thường năng lực sáng tạo thấp, sử dụng trí tuệ không cao. Đây là thách thức cơ bản nhất. Vấn đề này ngày càng hiển hiện rõ hơn bao giờ hết. PGS.TS Trần Đình Thiên |