Phó trưởng đoàn ĐBQH TP Hồ Chí Minh Trần Du Lịch cho rằng: Trước đây nền kinhh tế suốt các thời kỳ dựa trên 4 lĩnh vực là nông nghiệp, khu vực doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, cuối cùng mới là doanh nghệp FDI. Nhưng tới năm 2012, một điều đáng lo ngại là kinh tế tăng trưởng chỉ dựa trên doanh nghiệp FDI. Sự sụt giảm, mất sức cạnh tranh của cả doanh nghiệp tư nhân và nhà nước rất đáng lo lắng, nông nghiệp tuy có tăng trưởng nhưng lại khó khăn do biến đổi khí hậu và phương thức sản xuất.
Ảnh minh họa
ĐB Lịch cho rằng, “để vực dậy nền kinh tế, thứ nhất phải có chính sách tiền tệ hợp lý. Hiện thay đổi lãi suất rất thấp nhưng nền kinh tế không hấp thụ được. Chúng ta phải tính toán hài hòa giữa chính sách tiền tệ và tháo gỡ của tín dụng. Thứ hai là về chính sách tài khóa, chúng ta khống chế nợ công là cần thiết, nhưng trong năm 2013-2014 là khó khăn, Quốc hội nên xem xét lại tăng bội chi để nới lỏng chính sách tài khóa. Thứ ba là đề nghị trong các chương trình lớn, nên lựa chọn một số lĩnh vực xử lý trong đó ưu tiên xử lý khu vực doanh nghiệp nhà nước. Hiện nay tái cơ cấu đang dây dưa. Với tình hình kinh tế hiện nay phải kết hợp nhiều chính sách sách để vực giậy nền kinh tế và tạo niềm tin.
Đánh giá cao những mặt tích cực của Chính phủ trong thời gian qua, nhưng ĐBQH Bùi Thị An (đoàn Hà Nội) cho rằng: Nhưng rõ ràng trong điều hành vĩ mô có lúng túng, sự phối hợp giữa các ngành không ăn khớp như môi trường, thực phẩm… Hiệu quả đầu tư đang phải đối mặt với thực tế là chưa cao trong tất cả lĩnh vực. Đánh giá của các ngành trước những vấn đề đặt ra cũng chưa chuẩn và chưa đồng nhất. Vai trò của Chính phủ là phải đánh giá đúng thực chất. ĐB Bùi Thị An cho rằng: Có lẽ đầu tiên Chính phủ và các Bộ, ngành phải ngồi lại đánh giá cho chuẩn tình hình. Ví dụ như an sinh xã hội có tiến bộ, nhưng có người bảo kích cầu đúng, người lại bảo chưa đúng, giữa sản xuất và tiêu dùng giá chênh lệch cao Nếu cứ định bệnh không thống nhất, sẽ không có thuốc chữa.
ĐBQH Trương Trọng Nghĩa (đoàn TP Hồ Chí Minh) cũng cho rằng: Mô hình tăng trưởng dựa chủ yếu vào vốn, xem nhẹ năng suất, công nghệ là không ổn. Trong khi chúng ta cứ xem GDP, lạm phát như một thành tích khen thưởng lẫn nhau tất yếu sẽ dẫn đến hệ quả.
Các ĐBQH cũng cho rằng, nền kinh tế đang rơi vào tình trạng chỉ chú trọng đến tăng trưởng nóng hàng năm mà không chú ý đến tăng trưởng bền vững, đấy là một nguy cơ phải xem xét lại.