Trong đó ĐTVT Phú Xuyên được định hướng có vai trò chính là chia sẻ phát triển với khu vực trung tâm về công nghiệp và dịch vụ gắn với cảng và đầu mối tiếp vận.
Chậm chuyển biến do chưa có quy hoạch
Theo Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 và các quy hoạch chung ĐTVT Phú Xuyên đến năm 2030, tỷ lệ 1/10000; Quy hoạch chung xây dựng huyện Phú Xuyên và huyện Thường Tín đã được UBND TP Hà Nội phê duyệt năm 2015, ĐTVT Phú Xuyên là một trong 5 ĐTVT của TP theo mô hình chùm đô thị.
Đô thị này nằm tại cửa ngõ phía Nam của Hà Nội, cách đô thị trung tâm 35km, có vai trò chia sẻ phát triển với khu vực trung tâm về công nghiệp và dịch vụ gắn với cảng, đầu mối tiếp vận; đa chức năng về dịch vụ tiếp vận, công nghiệp, cảng, đào tạo, y tế, thể dục thể thao, giải trí, dịch vụ thương mại; trung tâm kinh tế thúc đẩy đô thị hóa khu vực nông thôn vùng Nam
Hà Nội; đô thị sinh thái (có cấu trúc xanh thích ứng với vùng ngập lụt và vùng phát triển nông nghiệp), giàu bản sắc văn hóa của Vùng đồng bằng sông Hồng.
Tuy nhiên, thời gian qua do các quy hoạch phân khu nhằm cụ thể hóa quy
Lợi thế của ĐTVT Phú Xuyên là khu vực giao thoa của các hành lang kinh tế khu vực phía Bắc, có di sản làng nghề truyền thống phong phú, điều kiện đất đai rộng lớn, có diện tích mặt nước của sông Hồng, sông Nhuệ rất tốt cho việc khai thác cảnh quan đô thị và góp phần bảo vệ môi trường chống biến đổi khí hậu. Đặc biệt, điểm nổi trội của ĐTVT Phú Xuyên mà ít khu vực nào có được đó là đầu mối giao thông đa dạng cả về đường sắt, đường bộ, đường thủy. Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển công nghiệp chế biến, dịch vụ logistics, nông nghiệp công nghệ cao, du lịch làng nghề… Khi đô thị này phát triển thì đây sẽ là cực kết nối Hà Nội với các vùng xung quanh, thể hiện được vai trò Hà Nội là động lực phát triển vùng Thủ đô.
Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch và Phát triển đô thị Việt Nam, TS.KTS Đào Ngọc Nghiêm
hoạch chung tại ĐTVT này chậm được phê duyệt nên việc triển khai quy hoạch chi tiết dự án đầu tư để phát triển khu vực quan trọng phía Nam TP Hà Nội chưa có nhiều chuyển biến. Theo đại diện Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội, qua khảo sát hiện trạng, khu vực huyện Phú Xuyên vẫn là không gian sản xuất lúa nước, xen kẽ là các làng xóm dân cư và các ao hồ tự nhiên có lịch sử phát triển lâu đời từ vùng đất thấp, trũng. Khu vực đô thị hiện có tỷ trọng thấp diện tích khoảng 19% diện tích đất tự nhiên, phát triển từ hai thị trấn hiện có là Phú Xuyên và Phú Minh. Lao động chủ yếu là nông nghiệp, chiếm 41,5%; công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và xây dựng chiếm 35,3%; lao động làm thương nghiệp dịch vụ chiếm 23,2%.
Chủ tịch UBND huyện Phú Xuyên Nguyễn Xuân Thanh cho biết, nằm ở cửa ngõ phía Nam Thủ đô, huyện có điều kiện tự nhiên, giao thông tương đối thuận lợi, có nhiều làng nghề trong đó 43/154 làng được TP công nhận là làng nghề truyền thống. Song cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội của huyện còn yếu và thiếu đồng bộ, nhất là hạ tầng giao thông do đó chưa thu hút được các nhà đầu tư vào phát triển công nghiệp, cụm công nghiệp làng nghề, sản xuất nông nghiệp vẫn manh mún, nhỏ lẻ, chưa hình thành được trung tâm vận chuyển, trung chuyển hàng hóa cấp vùng… “Sau 7 năm quy hoạch chung ĐTVT Phú Xuyên được phê duyệt đến nay TP mới hoàn thành phê duyệt 3 đồ án quy hoạch phân khu. Trong 7 năm qua, nhiều chương trình đề án của huyện, trong đó có nhiều dự án đầu tư công cũng chưa thể triển khai do liên quan đến điều kiện khách quan là quy hoạch phân khu chưa được phê duyệt” – ông Nguyễn Xuân Thanh chia sẻ.
Tập trung đầu tư cho hạ tầng
Để cụ thể hóa Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô và các quy hoạch chung xây dựng huyện, UBND TP Hà Nội đã phê duyệt Nhiệm vụ quy hoạch phân khu đô thị Phú Xuyên (Khu 1, Khu 2, Khu 3) vào năm 2016. Tuy nhiên, do nhiều khó khăn vướng mắc đến nay, UBND TP mới hoàn thành phê duyệt 3 đồ án quan trọng này. Tổng diện tích 3 phân khu đô thị khoảng 3.964,27ha gồm 16 xã, thị trấn, thuộc 2 huyện Thường Tín và Phú Xuyên, quy mô dân số khoảng 127.000 dân. Đây là các quy hoạch phân khu ĐTVT đầu tiên được phê duyệt sau nhiều năm chờ đợi, đánh dốc mốc quan trọng để 2 huyện Phú Xuyên và Thường Tín làm cơ sở đẩy nhanh tiến độ lập các quy hoạch chi tiết và dự án xây dựng, kêu gọi đầu tư phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Chủ tịch UBND huyện Phú Xuyên Nguyễn Xuân Thanh nhấn mạnh, với việc TP Hà Nội vừa tổ chức công bố 3 đồ án quy hoạch phân khu ĐTVT Phú Xuyên có thể coi là tiền đề, động lực thúc đẩy cho hai huyện Phú Xuyên, Thường Tín phát triển đồng bộ, hiện đại, bền vững. “Để biến quy hoạch này thành hiện thực là một thách thức, khó khăn đối với hai huyện hiện nay. Nguyên nhân do nguồn lực của Phú Xuyên và Thường Tín so với các quận huyện khác còn rất hạn chế. Việc trước mắt sau khi quy hoạch được công bố, hai huyện sẽ tập trung vào công tác quản lý, sử dụng đất sao cho phù hợp với quy hoạch. Song song với đó tiếp tục rà soát, định hướng kêu gọi đầu tư để từng bước hình thành nên ĐTVT Phú Xuyên theo đúng định hướng quy hoạch được duyệt” - ông Nguyễn Xuân Thanh cho hay.
Theo ông Nguyễn Xuân Thanh, định hướng quy hoạch 3 phân khu đô thị Phú Xuyên đã thể hiện rõ đây là khu vực phát triển công nghiệp, thương mại dịch vụ là chính. Tuy nhiên, với điều kiện hạ tầng giao thông hiện nay còn nhiều hạn chế, huyện Phú Xuyên rất mong TP tiếp tục có những quan tâm đầu tư hoàn thiện hệ thống hạ tầng khung, đảm bảo kết nối hạ tầng giao thông trên địa bàn huyện để tạo điều kiện thuận lợi cho việc kêu gọi đầu tư. Nhất là tuyến huyết mạch Quốc lộ 1A, vừa đóng vai trò tuyến giao thông đối ngoại vừa là giao thông đô thị của huyện, đồng thời theo quy hoạch đây cũng tuyến đường khung kết nối quan trọng trong khu ĐTVT Phú Xuyên nhưng hiện nay thường xuyên trong cảnh ùn tắc và ngập nước. Ngoài ra, còn nhiều tuyến giao thông quan trọng khác như Đỗ Xá – Quan Sơn; đường 429, Ngọc Hồi – Phú Xuyên, các tuyến đường nội bộ của huyện… cũng cần được TP quan tâm đầu tư trong giai đoạn 2022 - 2025.
Đồng ý với những kiến nghị của lãnh đạo huyện Phú Xuyên, Phó Chủ tịch UBND TP Dương Đức Tuấn cho rằng để các đồ án quy hoạch phân khu đô thị nêu trên triển khai vào thực tiễn, thời gian tới TP cũng các địa phương cần tập trung nguồn lực triển khai các dự án hạ tầng giao thông khung ĐTVT.
Cụ thể, đầu tư xây dựng trục Ngọc Hồi - Phú Xuyên đoạn từ Vành đai 4 tới Phú Xuyên; đường tỉnh 428B; đường liên khu vực Ngọc Hồi - Phú Xuyên. Đường cao tốc gồm: Đường cao tốc Phú Xuyên 1 (cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ); đường cao tốc Phú Xuyên 2 (cao tốc Tây Bắc - Quốc lộ 5B). Đường trục chính đô thị gồm: Đường trục chính đô thị Phú Xuyên; đường trục đô thị Phú Xuyên (Quốc lộ 1 cũ ); đường liên khu vực Phú Xuyên 1, 2, 3,... Hệ thống các ga đường sắt quốc gia sẽ xây dựng ga trung gian tại Phú Xuyên, Thường Tín. Các trung tâm tiếp vận tại các đầu mối giao thông chính là khu vực gần các ga đầu mối của đường sắt quốc gia, Trung tâm tiếp vận Phú Xuyên. Mạng lưới xe buýt nhanh (BRT) gồm: Ngọc Hồi - Phú Xuyên (theo Quốc lộ 1 cũ), Ứng Hòa - Phú Xuyên (theo đường Đỗ Xá - Quan Sơn đến khu vực giao Quốc lộ 21B). Bến xe khách liên tỉnh tại ĐTVT gồm: Bến xe khách ga Phú Xuyên diện tích khoảng 5ha, bến xe tải Phú Xuyên diện tích khoảng 10ha. Cảng khu vực và sắp xếp lại bến thủy nội địa cảng Vạn Điểm - Phú Xuyên (sông Hồng) cho tàu trọng tải 800 tấn, công suất 2.500.000 tấn/năm…