Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Phát động Cuộc thi thử thách sáng tạo xã hội Việt Nam năm 2018

Kinhtedothi - Tối 24/8,Lễ phát động Cuộc thi thử thách sáng tạo xã hội Việt Nam (VSIC) năm 2018 với chủ đề: “Khởi nghiệp sáng tạo và phát triển nghề nghiệp cho thanh niên” đã diễn ra với sự tham gia của các chuyên gia kinh tế và hơn 300 sinh viên.
Sự kiện do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam phối hợp với Microsoft Việt Nam và trường Đại học Ngoại thương tổ chức, đơn vị thực hiện trực tiếp là Trung tâm Sáng tạo và Ươm tạo FTU (FIIS) và Enactus FTU Hà Nội - Trường Đại học Ngoại thương.
Các diễn giả trao đổi với các sinh viên.
Theo Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ DN nhỏ và vừa (VCCI) Phạm Hoàng Tiến, Việt Nam đã hội nhập sâu rộng đòi hỏi các yêu cầu khắt khe đối với các DN phải áp dụng công nghệ nâng cao sản xuất, kinh doanh. Điều đó cũng đòi hỏi các sáng kiến, sáng tạo đáp ứng yêu cầu, cũng như các lao động cần phải nâng cao trình độ chuyên môn.
Phó Hiệu trưởng trường Đại học Ngoại Thương Lê Thị Thu Thủy thông tin, VSIC tiếp tục trở lại với mùa 7 nhằm tìm kiếm, hỗ trợ ươm tạo các sáng kiến Startup xã hội giải quyết các vấn đề xã hội, môi trường và kinh tế của Việt Nam. Đồng thời, hướng đến việc truyền cảm hứng cho những người trẻ niềm đam mê Startup và hỗ trợ thanh niên tìm kiếm việc làm tốt hơn và Startup thành công trong bối cảnh nền kinh tế cạnh tranh, hội nhập.
Cuộc thi nằm trong khuôn khổ dự án “YouthSpark Career Readiness - Tăng cường kỹ năng làm việc, Startup cho thanh niên và kết nối với DN nhỏ và vừa” sẽ diễn ra trong trong 4 tháng gồm 4 vòng thi hấp dẫn.
Theo đó, vòng 1 (18/8 - 12/10): Vòng đơn, các nhóm đăng ký dự thi; tổ chức 3 lễ khai mạc cuộc thi tại 3 miền Bắc, Trung, Nam. Ban giám khảo chọn ra top 24 đội thi vào vòng 2.
Vòng 2 (17/10 - 3/11): Các khóa đào tạo tập huấn chuyên sâu về kỹ năng thuyết trình, xây dựng mô hình kinh doanh và tham gia thuyết trình tại Hà Nội, Huế và TP Hồ Chí Minh cho top 24 để Ban giám khảo chọn ra top 12 đội thi vào vòng 3.
Vòng 3 (4/11 - 25/11): Các khóa đào tạo tập huấn chuyên sâu về đánh giá tác động xã hội của dự án, ứng dụng công cụ Microsoft trong quản trị và vận hành dự án kinh doanh; Xây dựng kế hoạch tài chính, nhân sự và tham gia thuyết trình tại Hà Nội, Huế và TP Hồ Chí Minh cho top 12 để Ban giám khảo chọn ra top 6 đội thi xuất sắc vào vòng chung kết toàn quốc.
Vòng 4 (26/11 - 22/12): Kết nối các đội thi với các cố vấn và chung kết toàn quốc tổ chức tại TP Hồ Chí Minh, 6 đội thi xuất sắc nhất toàn quốc (2 đội thi miền Bắc, 2 đội thi miền Nam và 2 đội thi miền Trung) cùng nhau tranh tài để trở thành quán quân của cuộc thi và nhận nhiều giải thưởng có giá trị của chương trình.
Kết thúc cuộc thi, 6 đội xuất sắc nhất toàn quốc sẽ được hỗ trợ ươm tạo tại các vườn ươm Startup ở 3 miền. Bên cạnh đó, vườn ươm CoplusIncubator (Huế) sẽ lựa chọn 2 đội thi bất kỳ đã tham gia cuộc thi để hỗ trợ ươm tạo sau khi cuộc thi kết thúc...
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Khởi nghiệp nail từ căn phòng trọ

Khởi nghiệp nail từ căn phòng trọ

25 Mar, 05:05 PM

Kinhtedothi - Khởi nghiệp làm nail (dịch vụ làm đẹp chuyên về các hoạt động liên quan đến móng tay, móng chân) tại phòng trọ không chỉ là giải pháp tiết kiệm chi phí, mà còn là cơ hội để các bạn trẻ tận dụng công nghệ và mạng xã hội để phát triển kinh doanh.

Start-up Việt 2025: Ngách hay đại chúng - Đâu là thị trường tiềm năng?

Start-up Việt 2025: Ngách hay đại chúng - Đâu là thị trường tiềm năng?

29 Dec, 09:19 AM

Kinhtedothi - Năm 2025, những nhà khởi nghiệp (start-up) cần chú trọng tìm hiểu và đưa ra lựa chọn phù hợp giữa thị trường ngách (niche market) và thị trường đại chúng (mass market) để tránh rơi vào những rủi ro không đáng có trong bối cảnh chi tiêu theo hướng bền vững của nước ta hiện nay.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ