Nhìn vào bức tranh phát hành phim Việt có thể thấy, vẫn còn khoảng trống lớn. Nhà biên kịch Nguyễn Thị Hồng Ngát, Phó Chủ tịch Thường trực Hội điện ảnh Việt Nam đã thừa nhận điều này khi trao đổi với phóng viên báo Kinh tế & Đô thị...
Bà có cho rằng, công tác phát hành, phổ biến phim hiện nay đang là khoảng trống lớn trong bức tranh điện ảnh Việt?
- Mảng điện ảnh của chúng ta hiện nay vẫn chưa có một cơ chế thống nhất, vẫn như mảng màu xanh đỏ, chỗ này của Nhà nước, chỗ kia của tư nhân, chỗ lại cổ phần, cả về sản xuất lẫn phát hành. Tôi được biết, mấy năm nay, Fafilm, cơ quan phát hành phim của Nhà nước, gần như đã rút lui khỏi "trận địa". Bây giờ, việc phát hành chỉ trông đợi vào các hãng tư nhân và 63 trung tâm điện ảnh địa phương. Ở các tỉnh, thành lớn như Hà Nội, TP. HCM đã dần hình thành nhiều "trận địa" cho các công ty nước ngoài như Megastar, Lotter… Tôi vô cùng ngạc nhiên khi thấy Megastar thu tới 721 tỷ đồng, tức là hơn 35 triệu USD tại Việt Nam trong năm 2011 - một con số khổng lồ. Vậy tại sao các nhà phát hành phim Việt
Là thành viên trong Hội đồng duyệt phim Quốc gia, bà có nhận xét gì về các phim sản xuất trong nước và phim nhập khẩu hiện tại?
- Bây giờ kinh phí sản xuất phim của Nhà nước ngày càng eo hẹp. Muốn phát hành được mà sản xuất teo tóp như thế thực sự rất khó. Trong khi đó, phim ngoại được nhập về nhiều nhưng rất ít phim hay; các loại phim bạo lực, phim không đúng tôn chỉ của Nhà nước lại nhiều. Còn phim Việt, vốn đã ít nhưng sản xuất không cẩn thận, đến nỗi không được phép chiếu do nhiều lý do, như nội dung, nghệ thuật cẩu thả… Đấy là sự lãng phí lớn và cũng là hiện thực xót xa mà chúng ta đang phải trải qua. Tuy nhiên, tôi không hề bi quan, bởi trong làng điện ảnh Việt
Trước đây, các đội chiếu bóng lưu động hoạt động rất có hiệu quả, không chỉ mang những bộ phim hay đến với công chúng mà còn hoàn thành tốt nhiệm vụ tuyên truyền. Nhưng nhiều năm nay, dường như công tác phát hành, phổ biến phim đã bỏ quên loại hình này. Theo bà, phải đầu tư như thế nào để nó tiếp tục phát huy thế mạnh?
- Đối với công tác chiếu bóng ở các tỉnh, Nhà nước đã đầu tư trang thiết bị, tuy nhiên còn cần đầu tư và có chính sách về người, máy và phim. Có như vậy, người Việt mình mới có quyền hưởng thụ văn hóa nghệ thuật như nhau. Vì vậy, theo tôi các cơ chế đầu tư của Nhà nước trước đây cái gì tốt phục vụ cho các đội chiếu bóng lưu động, bây giờ vẫn giữ, cái gì chưa tốt cần đầu tư thêm. Mặt khác, những tiêu chuẩn, chế độ cho các đội chiếu bóng lưu động vùng sâu, vùng xa phải hợp lý mới đủ thuyết phục họ tích cực tham gia.
Theo bà, cần làm gì để phát hành, phổ biến phim đạt hiệu quả hơn?
Ngoài chuyện phát hành trong nước, chúng ta cần nghĩ đến chuyện phát hành phim với nước ngoài. Bởi vì bán được một bộ phim ra nước ngoài thì lãi nhiều hơn phát hành trong nước. Mặt khác, để phát huy hiệu quả, những người làm công tác này cần có một Hiệp hội phát hành, phổ biến phim. Bên cạnh đó, phải chú ý hơn nữa tới sản xuất phim, những người làm điện ảnh nên ngồi lại với nhau, làm một đề án phát triển ngành từ 2015 đến 2030, phải có tầm nhìn xa, điện ảnh Việt Nam mới không bị lúng túng.
Xin cảm ơn bà!