Theo một một nghiên mới được công bố trên tạp chí Journal Addiction, việc hút thuốc lá hàng ngày có thể dẫn đến sự gia tăng mỡ bụng.
Tiến sĩ Germán Carrasquilla, tác giả của nghiên cứu cho biết các phân tích sâu hơn chỉ ra rằng sự gia tăng mỡ có thể diễn ra ở các cơ quan nội tạng.
Cleveland Clinic - hệ thống y tế hàn lâm lớn nhất thế giới, nhận định mỡ nội tạng không thể nhìn thấy được vì nó bao quanh các cơ quan trong bụng của con người, nếu lượng mỡ này chiếm dưới 10% trong tổng lượng mỡ trong cơ thể thì điều này là bình thường và không gây hại cho sức khỏe.
“Tuy nhiên, vị trí và cách nó tác động lên các hoạt động của cơ thể khiến lượng mỡ này trở nên đặc biệt nguy hiểm, bao gồm bệnh tim, tiểu đường và các loại bệnh về trao đổi chất khác”, Carrasquilla cho biết.
Thông qua các nỗ lực khuyến khích bỏ thuốc, ông nói thêm việc "giảm thiểu một rủi ro đối với sức khỏe cộng đồng sẽ gián tiếp làm giảm nguy cơ đối với một rủi ro về sức khỏe khác.”
Theo Andrew Freeman, bác sĩ tim mạch tại viện National Jewish Health ở thành phố Denver, có một số yếu tố khiến mối liên kết giữa hút thuốc và béo phì trở nên mạnh hơn.
Ông Freeman cho biết: “những thói quen xấu thường song hành với nhau, lấy ví dụ một người có thể hút cả một bao thuốc lá khi bị căng thẳng hoặc vừa hút thuốc vừa uống bia”.
Ông khuyến nghị những người nghiện thuốc hướng đến các biện pháp nhằm giảm căng thẳng - được cho là nguyên nhân lớn khiến mọi người hút thuốc.
"Tập thể dục là một cách tốt để giảm căng thẳng đã được chứng minh", ông cho biết.