Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Phát hiện người sử dụng trái phép ma túy lần đầu: Giám sát một năm tại địa phương

Kinhtedothi - Việc quản lý người sử dụng trái phép chất ma túy thực hiện ngay từ lần đầu phát hiện người đó có hành vi sử dụng trái phép chất ma túy và không phải là biện pháp xử lý vi phạm hành chính. Thời hạn quản lý một năm kể từ ngày có quyết định quản lý của Chủ tịch UBND cấp xã.

Đây là điểm mới trong Luật Phòng, chống ma túy 2021, có hiệu lực từ ngày 1/1/2022.

Người nghiện ma túy không phải là tội phạm

Theo Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý (Bộ Công an), tính đến tháng 11/2021, toàn quốc có 246.648 người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý. Tỷ lệ người nghiện tăng tự nhiên trung bình trong 5 năm gần đây là 3%/năm.

Theo Bộ Công an, căn cứ quy định của pháp luật hiện hành (Bộ luật Hình sự năm 2015), người nghiện ma túy không phải là tội phạm. Tuy nhiên, người nghiện ma túy có thể bị xử lý vi phạm hành chính và bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính.

Nếu người nghiện ma túy đi mua ma túy về sử dụng mà bị công an bắt, tùy theo các yếu tố cấu thành tội phạm, tùy theo khối lượng ma túy mà có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc bị xử lý vi phạm hành chính.

Trong đó, trường hợp người nghiện ma túy đi mua ma túy về sử dụng mà bị công an bắt có khối lượng ma túy đủ mức để truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc có đủ các yếu tố cấu thành tội phạm thì người đó bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “Tàng trữ trái phép chất ma túy” theo quy định tại Điều 249 Bộ luật Hình sự.

Học viên trong một cơ sở cai nghiện ma túy

Trường hợp người nghiện ma túy đi mua ma túy về sử dụng mà bị công an bắt có khối lượng ma túy dưới mức để truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc không có đủ các yếu tố cấu thành tội phạm quy định tại Điều 249 Bộ luật Hình sự, người đó sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 21, Nghị định số 167/2013. Hành vi sử dụng trái phép chất ma túy sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng; tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.

Giám sát một năm ngay từ lần đầu phát hiện

Theo Bộ Công an, việc quản lý người sử dụng trái phép chất ma tuý tại địa phương sẽ được áp dụng ngay từ lần đầu phát hiện. Đây là điểm mới trong Luật Phòng, chống ma túy 2021 có hiệu lực từ 1/1/2022. Quy định này nhằm đáp ứng nhu cầu quản lý chặt người sử dụng trái phép chất ma túy, từ đó làm giảm tỷ lệ người nghiện, giảm “nguồn cầu” về ma túy.

Quy định mới của Luật Phòng, chống ma tuý 2021 nêu rõ, quản lý người sử dụng ma túy là biện pháp phòng ngừa, không phải xử phạt hành chính, nhằm giúp họ tránh xa ma túy. Thời hạn quản lý là một năm tại nơi cư trú, gồm: Tư vấn, động viên, giáo dục; xét nghiệm; ngăn chặn hành vi gây rối trật tự.

Người bị quản lý có trách nhiệm cung cấp thông tin về hành vi sử dụng ma túy của mình cho công an cấp xã nơi cư trú và chấp hành việc quản lý của UBND xã. Gia đình có trách nhiệm giáo dục, cung cấp thông tin về hành vi của người bị quản lý cho cơ quan chức năng và phối hợp đưa người đó đi xét nghiệm chất ma túy.

Ngoài ra, UBND cấp xã có trách nhiệm thành lập tổ quản lý người sử dụng trái phép chất ma tuý, giao công an cấp xã làm tổ trưởng. Tổ này có thể chọn một người có uy tín trong dòng họ của người bị quản lý để phối hợp cùng chính quyền giám sát, giáo dục. Nếu phát hiện người bị quản lý dùng lại ma tuý, cơ quan chức năng sẽ đưa đi xác định tình trạng nghiện. Từ đó, có biện pháp tiếp theo như tăng biện pháp giáo dục hoặc đưa đi cai nghiện bắt buộc.

Cung theo Luật Phòng, chống ma tuý năm 2021, người nghiện ma tuý từ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi sẽ bị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc song không bị coi là xử lý vi phạm hành chính. Để bảo vệ tốt nhất các quyền của trẻ em, Luật đã có 1 điều riêng quy định cụ thể về việc lập hồ sơ đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi.

Về thời hạn quản lý sau cai, người đã hoàn thành cai nghiện ma túy tự nguyện, người đã hoàn thành điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế, người từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi đã chấp hành xong quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc chịu sự quản lý sau cai nghiện ma túy trong thời hạn một năm kể từ ngày hoàn thành việc cai nghiện hoặc chấp hành xong quyết định.

Dòng sự kiện:
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Lạng Sơn: một tháng xử phạt 133 cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm

Lạng Sơn: một tháng xử phạt 133 cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm

18 May, 10:24 AM

Kinhtedothi-Trong “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2025, lực lượng Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Lạng Sơn đã tăng cường kiểm tra, kiểm soát các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn. Kết quả cho thấy, 133/209 cơ sở được kiểm tra đã vi phạm các quy định về an toàn thực phẩm, với tổng số tiền xử phạt lên đến hơn 351 triệu đồng.

Truy nã đối tượng Trần Văn Đoàn về tội "Cố ý gây thương tích"

Truy nã đối tượng Trần Văn Đoàn về tội "Cố ý gây thương tích"

18 May, 08:46 AM

Kinhtedothi - Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Thái Bình vừa ra Quyết định truy nã số 2748/QĐTN-CSHS đối với Trần Văn Đoàn (SN 2002, trú thôn Hội, xã Song Lãng, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình) về tội Cố ý gây thương tích quy định tại khoản 2, Điều 134 Bộ luật Hình sự.

Buôn lậu, hàng giả: mặt trái của lợi nhuận và tội ác cần ngăn chặn

Buôn lậu, hàng giả: mặt trái của lợi nhuận và tội ác cần ngăn chặn

17 May, 09:40 AM

Kinhtedothi - Mới đây, Công an TP Hồ Chí Minh đã khởi tố một cán bộ hải quan thuộc Cảng Sài Gòn khu vực 1 vì hành vi tiếp tay cho nhập lậu hơn 4.000 thùng sữa và thực phẩm chức năng từ Mỹ, trị giá hơn 3,4 tỷ đồng. Lô hàng không có giấy phép kiểm dịch, không rõ nguồn gốc xuất xứ, nhưng đã được đưa vào thị trường tiêu dùng thông qua nhiều hệ thống phân phối trực tuyến và cửa hàng thực phẩm nhập khẩu.

Hành trình triệt phá chuyên án 100 tấn thực phẩm chức năng giả

Hành trình triệt phá chuyên án 100 tấn thực phẩm chức năng giả

16 May, 08:41 PM

Kinhtedothi - Ngày 16/5, Phòng cảnh sát kinh tế Công an TP (CATP) Hà Nội đã triệt phá thành công chuyên án hơn 100 tấn thực phẩm chức năng, thiết bị y tế giả do Phạm Ngọc Tiến và vợ là Đoàn Thị Nguyệt (cùng SN 1988, địa chỉ số 1, LK 11, khu đô thị Xa La, phường Phúc La, quận Hà Đông, Hà Nội) cầm đầu.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ