Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Phát huy giá trị di sản, xây dựng Thủ đô giàu đẹp, văn minh

Kinhtedothi - Ngày 23/4, tại 2 di tích nổi tiếng của Hà Nội là chùa Thầy (xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai) và chùa Tây Phương (xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất) đã diễn ra lễ đón nhận Bằng xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt.
Kinhtedothi - Ngày 23/4, tại 2 di tích nổi tiếng của Hà Nội là chùa Thầy (xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai) và chùa Tây Phương (xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất) đã diễn ra lễ đón nhận Bằng xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt. 
Tại lễ trao Bằng xếp hạng di tích chùa Thầy vào tối 23/4, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan và lãnh đạo TP Hà Nội đã đến dự.

Chùa Thầy - cổ kính và tinh xảo

Chùa Thầy (Thiên Phúc tự) được xây dựng từ thời Lý nằm giữa một vùng phong cảnh sơn kỳ thủy tú của xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, đẹp về cảnh trí, vượng về phong thủy và linh thiêng trong tâm thức dân gian. Quần thể kiến trúc chùa Thầy là một tổ hợp nhiều công trình lớn, cổ kính và tinh xảo trong trang trí điêu khắc. Ngoài các tòa chùa lớn, còn có gác chuông thâm nghiêm, cầu Nhật Tiên Kiều, Nguyệt Tiên Kiều, miếu Tam phủ, Thủy đình xinh xắn như một bông hoa sen nở suốt bốn mùa trên làn nước biếc.
Thứ trưởng Bộ VHTT&DL Đặng Thị Bích Liên trao Bằng xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt chùa Tây Phương
Thứ trưởng Bộ VHTT&DL Đặng Thị Bích Liên trao Bằng xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt chùa Tây Phương
Chùa Thầy còn là di tích kiến trúc nghệ thuật với lối kiến trúc độc đáo và hệ thống tượng pháp tiêu biểu. Nơi đây còn lưu giữ được nhiều cổ vật quý, đặc biệt ấn tượng là bệ đá hoa sen hình hộp, nhị cấp niên đại vào thời Lý - Trần và bộ tượng Di Đà Tam Tôn niên đại đầu thế kỷ 17 đã được công nhận bảo vật quốc gia. Đây là bộ tượng Di Đà Tam Tôn từng được biết đến là bộ tượng đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật tạo tác trong giai đoạn Phật giáo hưng khởi.

Chùa Tây Phương - Bảo tàng tượng Phật Việt Nam
Bằng xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt, công nhận bảo vật quốc gia với chùa Tây Phương và chùa Thầy được trao theo Quyết định 2408/QĐ-TTg ngày 31/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt và Quyết định số 53/QĐ-TTg ngày 14/1/2015 của Thủ tướng Chính phủ về công nhận bảo vật quốc gia.

Cùng ngày, huyện Thạch Thất cũng tổ chức Lễ đón nhận Bằng xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt, Quyết định công nhận bảo vật quốc gia tượng phật thời Tây Sơn tại chùa Tây Phương và khai hội truyền thống chùa Tây Phương năm 2015. Tới dự có Thứ trưởng Bộ VHTT&DL Đặng Thị Bích Liên, Phó Chủ tịch UBND TP Lê Hồng Sơn.

Ông Trần Đức Nguyên - Chủ tịch UBND huyện Thạch Thất cho biết,  toàn huyện có 157 di tích trong đó có 88 di tích đã được xếp hạng, tiêu biểu nhất là chùa Tây Phương (có tên chữ là Sùng Phúc tự). Chùa Tây Phương  nằm trên ngọn núi Câu Lậu, xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất là một trong những ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất Việt Nam với 2 tầng 8 mái. Ngôi chùa này còn nổi tiếng với các bộ tượng Phật được chế tác tinh xảo, trong đó có hai bộ tượng độc bản "có một không hai" là Bát Bộ Kim Cương và Thái Tử Kỳ Đà. Đặc biệt, tượng Phật thời Tây Sơn chùa Tây Phương đã được Chính phủ công nhận là bảo vật quốc gia.

Trao tặng Bằng xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt chùa Tây Phương cho Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân huyện Thạch Thất và đại diện nhà chùa, Thứ trưởng Bộ VHTT&DL Đặng Thị Bích Liên đánh giá cao những giá trị về kiến trúc cũng như văn hóa của ngôi chùa này. Đồng thời nhấn mạnh, hệ thống tượng Phật tại chùa Tây Phương được coi là "bảo tàng tượng Phật Việt Nam".

Do đó, để bảo tồn và phát huy giá trị của di tích quốc gia đặc biệt này, Thứ trưởng Đặng Thị Bích Liên đề nghị Đảng bộ, chính quyền TP Hà Nội, huyện Thạch Thất và xã Thạch Xá sớm triển khai lập quy hoạch bảo tồn di tích. Đồng thời kiện toàn Ban Quản lý di tích và triển khai cắm mốc giới bảo vệ di tích.

Cùng với đó, tổ chức tốt việc tuyên truyền, quảng bá các giá trị văn hóa, kiến trúc, thẩm mỹ của di tích chùa Tây Phương tới đông đảo Nhân dân trong và ngoài nước. Đặc biệt, Thứ trưởng Đặng Thị Bích Liên kêu gọi toàn thể người dân đang sống tại Hà Nội và khắp cả nước cùng chung tay bảo vệ, phát huy giá trị chùa Tây Phương, để nơi đây trở thành địa chỉ đỏ về giáo dục truyền thống yêu nước, phát huy di sản văn hóa dân tộc, xây dựng Thủ đô giàu đẹp văn minh.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Công an phường Hải Châu: Phát huy vai trò nòng cốt, giữ vững an ninh tại trung tâm thành phố

Công an phường Hải Châu: Phát huy vai trò nòng cốt, giữ vững an ninh tại trung tâm thành phố

12 Jul, 10:01 PM

Kinhtedothi - Ngày 12/7, Đảng bộ Công an phường Hải Châu (Đà Nẵng) tổ chức Đại hội lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030. Đây là Đại hội đầu tiên kể từ khi Đảng bộ được thành lập trên cơ sở sáp nhập 5 Chi bộ Công an các phường: Hải Châu 1, Phước Ninh, Thạch Thang, Thuận Phước và Thanh Bình, theo mô hình chính quyền địa phương hai cấp.

Hoàn thành công trình cải tạo, nâng cấp mộ liệt sĩ tại Nghĩa trang liệt sĩ Vị Xuyên

Hoàn thành công trình cải tạo, nâng cấp mộ liệt sĩ tại Nghĩa trang liệt sĩ Vị Xuyên

12 Jul, 04:31 PM

Kinhtedothi - Ngày 12/7, nhân dịp Kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2025), tại Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên, UBND tỉnh Tuyên Quang tổ chức Lễ hoàn thành công trình cải tạo, nâng cấp mộ liệt sĩ Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên và tặng quà người có công với cách mạng.

An ninh nhân dân - Lá chắn thép giữ vững bình yên Tổ quốc

An ninh nhân dân - Lá chắn thép giữ vững bình yên Tổ quốc

12 Jul, 09:53 AM

Kinhtedothi - Trải qua 79 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, lực lượng An ninh nhân dân luôn là thanh kiếm sắc bén, lá chắn vững chắc của Đảng, Nhà nước và Nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia, giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội.

Tỉnh Hưng Yên: bước chuyển mạnh mẽ từ hợp nhất hành chính

Tỉnh Hưng Yên: bước chuyển mạnh mẽ từ hợp nhất hành chính

12 Jul, 09:51 AM

Kinhtedothi - Ngày 1/7/2025, hai tỉnh Hưng Yên và Thái Bình chính thức hợp nhất, mở ra một chương phát triển mới cho vùng đất giàu truyền thống lịch sử và cách mạng. Với tên gọi chung là tỉnh Hưng Yên, địa phương này đang từng bước hiện thực hóa mục tiêu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2035, hướng tới một không gian phát triển bền vững, hiện đại và thông minh.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ