Phát triển ĐBSCL thành trung tâm kinh tế nông nghiệp bền vững
Theo đó, nghị quyết thống nhất quan điểm, mục tiêu phát triển và phương hướng phát triển ngành, lĩnh vực chủ yếu của vùng ĐBSCL thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 như đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT).
Việc sớm phê duyệt Quy hoạch vùng ĐBSCL thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 là yêu cầu cấp thiết hiện nay để tạo điều kiện cho các tỉnh, TP trong vùng ĐBSCL tổ chức lập quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030 bảo đảm tính liên kết, đồng bộ, kế thừa, ổn định và hệ thống giữa các quy hoạch.

Đến năm 2030 phát triển vùng ĐBSCL trở thành trung tâm kinh tế nông nghiệp bền vững, năng động và hiệu quả cao của quốc gia, khu vực và thế giới trên cơ sở phát triển hệ thống các trung tâm đầu mối về nông nghiệp, các hành lang kinh tế và các đô thị động lực tập trung các dịch vụ và công nghiệp đa dạng, ứng dụng công nghệ cao với hệ thống hạ tầng đồng bộ, thích ứng với biến đổi khí hậu.
Phát triển kinh tế biển, tăng cường kết nối nội vùng, trong nước và quốc tế; chú trọng phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; tạo dựng môi trường sống bền vững, chất lượng sống tốt cho người dân địa phương gắn với bảo tồn các tài nguyên, hệ sinh thái quan trọng; duy trì và tôn tạo bản sắc văn hóa độc đáo, đa dạng của các dân tộc.
Tiếp tục ưu tiên phát triển kết cấu hạ tầng thiết yếu, có ý nghĩa quan trọng cấp quốc gia, vùng, liên tỉnh bao gồm: Giao thông, năng lượng, cấp nước sạch, trung tâm đầu mối về nông nghiệp, giáo dục - đào tạo, y tế, thủy lợi, phòng chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu.
Về khoản vay hỗ trợ vùng ĐBSCL, theo nghị quyết, việc tiếp nhận khoản vay, tiêu chí lựa chọn và danh mục dự án đầu tư, cơ chế tài chính của các dự án và các nội dung có liên quan thực hiện theo quy định của pháp luật.
Bộ KH&ĐT tiếp thu ý kiến góp ý của các thành viên Hội đồng Điều phối vùng ĐBSCL, khẩn trương hoàn thiện hồ sơ quy hoạch trình Hội đồng thẩm định quy hoạch vùng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đế sớm thẩm định, thông qua và trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
Hoàn thiện nội dung khoản vay hỗ trợ vùng ĐBSCL, khẩn trương trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Liên kết phát triển TP Hồ Chí Minh và Đồng bằng sông Cửu Long là nhu cầu cấp thiết
Kinhtedothi - Ngày 17/12, Diễn đàn MeKong Connect 2021 - Liên kết phát triển TP Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) với chủ đề “Phục hồi kinh tế và Liên kết phát triển trong bình thường mới” diễn ra tại TP Hồ Chí Minh.

Các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long khẩn trương ứng phó bão Rai
Kinhtedothi - Theo cảnh báo của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, trong 24 giờ tới vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau có trường sóng cao từ 2 - 4 mét theo hướng Đông Bắc, biển động; vùng biển từ Cà Mau đến Kiên Giang có trường sóng cao từ 1,5 - 2,5 mét. Các địa phương khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đang khẩn trương biện pháp ứng phó.

Biến đổi khí hậu gây nhiều thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long
Kinhtedothi - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đang dự thảo để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án “Nâng cao năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu của hợp tác xã nông nghiệp vùng Đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2021-2025”. Theo Bộ NN&PTNT, biến đổi khí hậu (BĐKH) có ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất nông nghiệp như làm tăng chi phí sản xuất, giảm năng suất, mất trắng, giảm chất lượng sản phẩm, mất đất sản xuất…