Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Phát triển nhanh, toàn diện vùng dân tộc thiểu số, miền núi của Thủ đô

Kinhtedothi - Ngày 25/2, tại Vườn Quốc gia Ba Vì, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh và Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền đồng chủ trì buổi làm việc với Ban Dân tộc thành phố và huyện Ba Vì.

Buổi làm việc để nghe báo cáo về việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số của Thủ đô Hà Nội, giai đoạn 2021-2030…

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh phát biểu tại buổi làm việc.

Sau khi nghe các ý kiến, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh đánh giá cao sự quan tâm, quyết liệt của thành phố Hà Nội trong xây dựng chương trình, chính sách phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Nhấn mạnh công tác dân tộc, miền núi là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh đề nghị thành phố Hà Nội tiếp tục tăng cường tuyên truyền nâng cao ý thức, trách nhiệm của đồng bào dân tộc thiểu số trong thực hiện các chương trình, dự án.

Song hành giải pháp phát triển kinh tế, thành phố Hà Nội tiếp tục quan tâm bảo tồn, giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số trên địa bàn. Bên cạnh đó, thành phố Hà Nội tiếp tục phát huy vai trò của người có uy tín trong cộng đồng; quan tâm đào tạo, phát triển toàn diện nguồn nhân lực, trong đó có đồng bào dân tộc, thiểu số…

Tiếp thu ý kiến chỉ đạo trên, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền giao các sở, ngành của thành phố tiếp tục nghiên cứu, đề xuất, bổ sung cơ chế, chính sách để triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền phát biểu tại hội nghị

Để tiếp tục thực hiện mục tiêu phát triển nhanh, toàn diện kinh tế, xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, đưa mức sống và thu nhập của nhân dân miền núi sớm ngang bằng với vùng nông thôn ngoại thành Hà Nội, Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Mạnh Quyền giao các đơn vị, địa phương tập trung nghiên cứu, đề xuất UBND thành phố điều chỉnh, bổ sung các công trình, dự án đầu tư phát triển toàn diện kinh tế, xã hội vùng dân tộc thiểu số, miền núi nhằm đạt được các mục tiêu do Thành ủy và UBND thành phố đề ra nhằm đưa vùng dân tộc, miền núi sớm bắt kịp vùng đồng bằng, đô thị.

Phó Chủ tịch UBND thành phố cũng yêu cầu các sở, ban, ngành thành phố khẩn trương triển khai các nhiệm vụ được giao trong Kế hoạch số 253 của UBND thành phố, đồng thời phối hợp chặt chẽ với Ban Dân tộc thành phố và các địa phương để tham mưu, đề xuất với UBND thành phố giải quyết các kiến nghị, đề xuất tại buổi làm việc, điều chỉnh kế hoạch hằng năm cho phù hợp…

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Theo chân công an phường hướng dẫn người dân góp ý, sửa đổi Hiến pháp qua ứng dụng VNeID

Theo chân công an phường hướng dẫn người dân góp ý, sửa đổi Hiến pháp qua ứng dụng VNeID

19 May, 11:02 AM

Kinhtedothi – Với phương châm “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng nhân khẩu”, cán bộ chiến sỹ công an trên địa bàn Thủ đô cùng với tổ dân phố, lực lượng an ninh cơ sở đã và đang tận tình hướng dẫn người dân tham gia đóng góp ý kiến thông qua ứng dụng VneID sửa đổi Hiến pháp 2013.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Thành phố Hà Nội viếng lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh và các Anh hùng liệt sĩ

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Thành phố Hà Nội viếng lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh và các Anh hùng liệt sĩ

19 May, 10:07 AM

Kinhtedothi - Sáng 19/5, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành T.Ư Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2025) và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Đài Tưởng niệm trên đường Bắc Sơn.

Cơ chế đặc biệt để bảo đảm và nâng cao chất lượng nhân lực làm công tác xây dựng pháp luật

Cơ chế đặc biệt để bảo đảm và nâng cao chất lượng nhân lực làm công tác xây dựng pháp luật

19 May, 09:21 AM

Kinhtedothi- Nghị quyết số 197/2025/QH15 của Quốc hội “về một số cơ chế, chính sách đặc biệt tạo đột phá trong xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật” quy định một số cơ chế, chính sách đặc biệt về tài chính, nguồn nhân lực, phát triển và ứng dụng công nghệ số, chuyển đổi số nhằm tạo đột phá trong xây dựng pháp luật.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ