Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư ĐSĐT Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo

Kinhtedothi - Ngày 16/12, Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn đã ký quyết định số 1578/QĐ-TTg phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án xây dựng tuyến đường sắt đô thị TP Hà Nội tuyến 2, đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo (Tuyến 2.1).

Nội dung phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án xây dựng tuyến đường sắt đô thị (ĐSĐT) TP Hà Nội tuyến 2, đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo bao gồm:

Quy mô xây dựng, tổng chiều dài tuyến 11,5km gồm 8,9km đoạn đi ngầm và 2,6km đoạn đi trên cao, 7 ga ngầm và 3 ga trên cao. Phương tiện vận tải gồm 10 đoàn tàu có 4 toa Tc-M-M-Tc, đường sắt đôi khổ 1.435mm và 1 khu Depot tại Xuân Đỉnh - Bắc Từ Liêm diện tích 17,5ha.

Sơ bộ tổng mức đầu tư dự án 35.588 tỷ đồng. Trong đó, vốn ODA vay Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) theo điều kiện vay đặc biệt dành cho đối tác kinh tế (STEP) tương đương 29.672 tỷ đồng. Vốn đối ứng ngân sách TP Hà Nội: 5.916 tỷ đồng. Thời gian thực hiện dự án từ năm 2009 - 2031.

Sau khi được phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư, dự án sẽ triển khai huy động lại tư vấn chung thực hiện điều chỉnh dự án để UBND TP phê duyệt và triển khai thi công dự án từ năm 2025.

Tuyến số 2 ĐSĐT TP Hà Nội gồm: đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo (Tuyến 2.1), đoạn Trần Hưng Đạo - Thượng Đình (Tuyến 2.2), đoạn Nội Bài - Nam Thăng Long (Tuyến 2.3) tạo thành trục xương sống quan trọng, kết nối khu vực nội đô, Cảng hàng không quốc tế Nội Bài và đô thị phía Bắc của Hà Nội.

Không chỉ mang lại lợi ích về giao thông và môi trường, tuyến đường sắt đô thị này còn đóng vai trò quan trọng trong phát triển du lịch và kiến trúc đô thị Thủ đô. Việc quy hoạch tuyến số 2 kết hợp giữa hướng tâm và vành đai không chỉ tăng khả năng kết nối mà còn giúp phân tán hành khách ra khỏi khu trung tâm, rút ngắn thời gian di chuyển và tối ưu hóa hiệu quả khai thác toàn hệ thống.

Đây là bước đi quan trọng để xây dựng một mạng lưới giao thông hiện đại, đồng bộ và bền vững cho Thủ đô, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao chất lượng sống của người dân.

Hoàn chỉnh mạng lưới đường sắt đô thị vào năm 2035

Hoàn chỉnh mạng lưới đường sắt đô thị vào năm 2035

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Thiếu nguồn lực xã hội, còn tiếp tục trì hoãn

Thiếu nguồn lực xã hội, còn tiếp tục trì hoãn

07 Jul, 04:50 AM

Kinhtedothi - Vấn đề kiểm định khí thải đối với xe máy đã được đưa ra bàn thảo, chuẩn bị thực hiện từ nhiều năm qua, nhưng đến nay vẫn chưa thể thống nhất được thời gian và cách thức triển khai. Nguyên nhân chính là lượng xe máy trên toàn quốc quá lớn, nếu chỉ trông chờ vào hệ thống đăng kiểm hiện có, sẽ tiếp tục phải trì hoãn quá trình này thêm vài năm nữa.

Kịch bản vận hành khoa học sẽ giảm thiểu ùn tắc giao thông

Kịch bản vận hành khoa học sẽ giảm thiểu ùn tắc giao thông

05 Jul, 09:50 PM

Trao đổi với Kinh tế & Đô thị, chuyên gia giao thông, thạc sĩ Vũ Hoàng Chung cho rằng, tổ chức giao thông (TCGT) là yếu tố vô cùng quan trọng. TCGT là kịch bản để vận hành hệ thống giao thông, càng khoa học sẽ càng phát huy tác dụng giảm thiểu ùn tắc giao thông (UTGT), tối ưu hóa năng lực cho hạ tầng.

Điều chỉnh hàng loạt biển chỉ dẫn đường bộ sau sáp nhập

Điều chỉnh hàng loạt biển chỉ dẫn đường bộ sau sáp nhập

04 Jul, 03:28 PM

Kinhtedothi - Cục Đường bộ Việt Nam vừa có văn bản gửi Sở Xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP về đường bộ... về việc cập nhật, điều chỉnh thông tin biển chỉ dẫn đường bộ phù hợp với đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã sau sắp xếp, sáp nhập.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ