Phó Thủ tướng trực tiếp động viên nạn nhân vụ sập hầm

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - ​Tin từ Báo Lâm Đồng, khoảng 13 giờ 40 phút, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã có mặt...

Kinhtedothi - ​Tin từ Báo Lâm Đồng, khoảng 13 giờ 40 phút, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã có mặt tại hiện trường để thị sát, trực tiếp chỉ đạo việc cứu hộ đang diễn ra bên trong hầm.

Báo cáo Phó Thủ tướng, Đại tá Du Trường Giang, Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Lâm Đồng cho biết lực lượng công binh đang đào thêm một đường hầm hình thang phía bên trái đường hầm bị sập để giải cứu nạn nhân. 

Tuyến đường hầm mới này tương tự đường hầm hình thang đã đào trước đó. Hầm thứ hai này cao 1,2m, rộng từ 70 - 80cm. Sau 40 phút nghe Ban chỉ huy cứu nạn báo cáo tình hình ngay tại lán trại chỉ huy, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đi vào bên trong đường hầm để kiểm tra, đôn đốc công tác cứu hộ cứu nạn, nhanh chóng giải cứu 12 người mắc kẹt trong hầm thủy điện. Phó Thủ tướng chỉ đạo, yêu cầu các lực lượng huy động hết sức người, phương tiện, nỗ lực ngày đêm bằng mọi giá và sớm đưa 12 người bên trong ra an toàn.

 
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải nghe báo cáo tình hình triển khai công tác cứu hộ, cứu nạn
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải nghe báo cáo tình hình triển khai công tác cứu hộ, cứu nạn
Phó Thủ tướng chỉ đạo: "Lực lượng cứu hộ cần phối hợp chặt chẽ, huy động mọi nguồn lực bằng mọi cách đưa 12 nạn nhân ra ngoài an toàn trong thời gian sớm nhất".

Phó Thủ tướng cũng biểu dương tinh thần tích cực, khẩn trương của lực lượng cứu hộ, cứu nạn và nhắc nhở phải đảm bảo an toàn cho công tác cứu hộ, không để xảy ra các sự cố ngoài ý muốn trong khi cứu hộ.

Qua lỗ thông đã khoan thành công trước đó, Phó Thủ tướng đã trực tiếp nói chuyện với nạn nhân, hỏi thăm tình hình các nạn nhân và động viên họ cố gắng cầm cự để chờ giải cứu. Ông yêu cầu, chậm nhất trong 3 ngày nữa phải cứu được các nạn nhân ra ngoài. 
Ngoài ra, Phó Thủ tướng giao lãnh đạo UBND tỉnh Lâm Đồng đảm nhận nhiệm vụ phát ngôn thông tin với báo chí về sự cố sập hầm công trình thủy điện.
Cùng thời điểm này, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng đã đề nghị Bộ Quốc phòng chi viện 100 công binh (Cam Ranh - Khánh Hòa) vào hỗ trợ công tác cứu hộ. 

Ngay sau đó, khoảng 14h, khoảng 100 chiến sĩ của lữ đoàn công Binh 293 Bộ Quốc phòng đã tới hiện trường trực tiếp tham gia cứu nạn. Lực lượng này đã tiến sâu vào khu vực hầm bị sập...

Tại hiện trường, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã chỉ đạo ưu tiên hàng đầu là các lực lượng cứu hộ cần phối hợp chặt chẽ, huy động mọi nguồn lực bằng mọi cách đưa 12 nạn nhân ra ngoài an toàn trong thời gian sớm nhất. Đồng thời, Phó Thủ tướng cũng biểu dương tinh thần tích cực, khẩn trương của lực lượng cứu hộ, cứu nạn. Bên cạnh đó, ông cũng yêu cầu phải đảm bảo an toàn cho công tác cứu hộ, không để xảy ra các sự cố ngoài ý muốn trong khi cứu hộ.

 
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải và Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Xuân Tiến thị sát bên trong đường hầm
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải và Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Xuân Tiến thị sát bên trong đường hầm
Trước đó, theo báo Vietnamnet, vào khoảng 10 giờ, đội cứu hộ tiến hành khoan từ bên trên xuống hầm cho biết: Hiện đã khoan được gần 40m từ trên đỉnh xuống dưới vị trí hầm bị sập, chỉ còn 30m nữa sẽ khoan thủng. Khi khoan thành công lỗ khoan có đường kính 20cm này sẽ thuận tiện cho ánh sáng, quần áo ấm và thức ăn sẽ được chuyển xuống thêm cho 12 nạn nhân dễ dàng. Tại cửa hầm trước, sau 2 ngày đội đào hầm bằng phương pháp thủ công đã đào vào được 5m trong tổng số 35m. Theo thiếu tướng Bùi Văn Sơn - Giám đốc Công an tỉnh Lâm Đồng, đến thời điểm này, mực nước bên trong đường hầm nơi có 12 nạn nhân đang bị mắc kẹt đã giảm đáng kể so với trước. Cụ thể, trước đó mực nước bên trong đường hầm ở nơi các nạn nhân đã dâng cao hơn 1m, còn hiện giờ đã giảm xuống còn khoảng 40cm. Cũng trong sáng nay, 45 chiến sỹ cảnh sát phòng cháy chữa cháy từ TP. Hồ Chí Minh đã đến hiện trường hỗ trợ cứu hộ. 
Đến 11h20, tại đỉnh núi, kỹ thuật khoan thủ công như khoan giếng vẫn đang được thực hiện. Tại vị trí này đã khoan sâu 41m. Tuy nhiên theo tính toán còn hơn 20m nữa mới đến vị trí 12 người bị mắc kẹt trong đoạn hầm bị sập.  Một tốp công nhân 5 người thực hiện khoan thủ công trên đỉnh núi, công việc liên tục. Thậm chí những người này còn nấu ăn ngay gần vị trí khoan. Đại tá Hoàng Công Thạo - Trưởng phòng cảnh sát PCCC và cứu hộ cứu nạn, công an tỉnh Lâm Đồng cho biết, đào hầm thủ công gặp khó khăn do gặp phải đất cứng và đá. Theo đại tá Thạo, nếu mọi việc suôn sẻ thì đêm nay (18/12) lực lượng cứu hộ sẽ tiếp cận vị trí các nạn nhân bị mắc kẹt.
Bác sỹ Nguyễn Văn Hòa cho biết, qua hơn 50 giờ đồng hồ bị giam mình trong môi trường khắc nghiệt, sức khỏe của các nạn nhân đã giảm sút và đang có dấu hiệu xấu đi.

Đại tá Du Trường Giang - chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Lâm Đồng cho biết, ban chỉ huy cứu nạn tại hiện trường đang có phương án đào thêm 1 đường hầm bên trái. Nếu phương án này thông qua, nhiệm vụ sẽ do lực lượng quân đội thực hiện bên cạnh đó đường hầm bên phải cũng tiến hành đào song song.

 
Lực lượng cứu hộ đáng tích cực xúc đất đá ra khỏi khu vực hầm
Lực lượng cứu hộ đáng tích cực xúc đất đá ra khỏi khu vực hầm
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Nguyên Văn Yên cho biết, trong những ngày qua có nhiều đơn vị, doanh nghiệp đến hiện trường đưa ra phương án xử lý, tiếp cận và giải cứu các nạn nhân. Tuy nhiên, những đơn vị này khi trình bày các phương án, ban chỉ huy cứu nạn xác định, không có phương án nào có tính khả thi hơn phương án mà Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam đưa ra. Theo đó, sau nhiều mũi khoan thành công, giúp các nạn nhân duy trì sự sống, tiếp đó các đường hầm được đào sẽ là cách đưa 12 nạn nhân thoát ra ngoài khả thi nhất. "Mục tiêu hàng đầu và quan trọng nhất là cứu sống những người kẹt bên trong. Thà chậm mà chắc còn hơn...", ông Yên khẳng định.