Trước thực trạng này, Sở NN&PTNT Hà Nội đã chủ động triển khai nhiều biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR).
Nguy cơ cao trong mùa nắng nóngTheo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn T.Ư, nếu diễn biến thời tiết cực đoan, nắng nóng kéo dài kết hợp với độ ẩm không khí thấp như thời điểm đầu tháng 6 vừa qua thì khả năng cao cháy rừng sẽ tiếp tục xảy ra tại nhiều địa phương. Thường thì cao điểm cháy rừng là mùa hanh khô (từ tháng 10 năm trước đến tháng 4 năm sau) nhưng những năm gần đây, cháy rừng lại xảy ra cả trong mùa mưa. Vụ cháy rừng phòng hộ tại huyện Sóc Sơn ngày 5/6 vừa qua là một dẫn chứng điển hình. Vụ cháy kéo dài tới 12 giờ, làm thiệt hại 50ha rừng của 4 xã Nam Sơn, Bắc Sơn, Phù Linh và Hồng Kỳ. Nguyên nhân ban đầu được xác định là do thời tiết nắng nóng kéo dài khiến thảm thực bì khô nỏ làm gia tăng vật liệu cháy.Tập huấn kỹ năng phòng, chống cháy rừng cho đồng bào dân tộc Dao, huyện Ba Vì. Ảnh: Bình Minh |
Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Chu Phú Mỹ cho biết, phần lớn diện tích rừng của huyện Sóc Sơn là rừng trồng keo, bạch đàn, thông. Những loại cây này có nhiều tinh dầu, khi gặp thời tiết nắng nóng kéo dài, nhiệt độ cao rất dễ bén lửa, trong khi đó thực bì dưới tán rừng dày gồm lau, tế, guột, cành khô, lá rụng đã làm gia tăng vật liệu gây cháy. Năm nào Sóc Sơn cũng xảy ra cháy rừng nên đây được coi là vùng trọng điểm cháy rừng của TP. "Sau vụ cháy rừng ở Sóc Sơn, Sở NN&PTNT vẫn đang tiếp tục triển khai các biện pháp, phương án PCCCR trong mùa nắng nóng nhằm giảm thiểu thấp nhất thiệt hại" – ông Mỹ nhấn mạnh.
Theo kết quả kiểm kê rừng của Sở NN&PTNT Hà Nội, hiện, toàn TP có hơn 27.700ha rừng tại 7 huyện, thị xã: Ba Vì, Sơn Tây, Thạch Thất, Quốc Oai, Chương Mỹ, Mỹ Đức, Sóc Sơn. Trong đó, có hơn 18.600ha rừng tự nhiên và rừng trồng, diện tích còn lại khoảng 9.100ha đã trồng cây nhưng chưa thành rừng, đất trống có cây gỗ tái sinh, đất núi đá.Chủ động trước mọi diễn biếnÔng Lê Quang Tiến – Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Hà Nội cho rằng, bên cạnh yếu tố khách quan là tác động của thời tiết thì ý thức chủ quan của con người cũng là nguyên nhân gây cháy rừng. Thực tế, tại một số địa phương vẫn còn tình trạng người dân sống ven rừng có thói quen đốt nương làm rẫy, đốt lửa bẫy ong vô tình gây cháy rừng... Hay vào dịp nghỉ lễ, lượng người vào rừng tham quan, cắm trại khá đông nên không tránh khỏi sự bất cẩn khi sử dụng lửa. Do đó, công tác tập huấn, tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ, người dân về PCCCR là cần thiết và cần được duy trì thường xuyên.Thời gian qua, Sở NN&PTNT đã giao cho Chi cục Kiểm lâm mở hàng chục lớp tập huấn cho chủ rừng, lực lượng xung kích PCCCR cơ sở, cán bộ thôn, bản, xã, huyện. Sở cũng phối hợp với các cơ quan tuyên truyền sâu rộng gương người tốt, việc tốt trong công tác bảo vệ và phát triển rừng. Ngay từ đầu năm 2017, Chi cục Kiểm lâm đã phối hợp với các huyện, thị xã có rừng hướng dẫn, vận động các hộ sinh sống ven rừng ký cam kết thực hiện bảo vệ rừng và PCCCR. Đáng chú ý, tính đến thời điểm này, TP đã trồng mới được 172,1ha rừng, gồm 140ha rừng sản xuất và 32,1ha rừng phòng hộ tại huyện Sóc Sơn.Đối với diện tích rừng phòng hộ Sóc Sơn bị cháy, Sở NN&PTNT đã giao Ban Quản lý Rừng phòng hộ - đặc dụng Hà Nội khẩn trương khắc phục hậu quả. Bà Nguyễn Thị Thu Hằng - Giám đốc Ban Quản lý cho biết, hiện tại, đơn vị đang tập trung rà soát những vùng trọng điểm dễ xảy ra cháy. Cùng với đó, bố trí lực lượng thường trực 24/24 giờ tại các chốt canh gác lửa rừng vào những ngày nắng nóng có cảnh báo cháy rừng cấp độ IV, cấp độ V và tiến hành dọn sạch đường băng cản lửa. Đồng thời, đôn đốc các chủ rừng phát dọn thực bì để giảm vật liệu cháy.Về công tác khắc phục rừng sau cháy ở Sóc Sơn, đơn vị đã bố trí lực lượng bảo vệ những diện tích rừng có cây còn sống và khoanh nuôi chờ thời gian cây phục hồi, đâm chồi nảy lộc. Nếu diện tích nào cây phục hồi kém sẽ tiến hành trồng bổ sung cây mới kịp thời.Bà Nguyễn Thị Thu Hằng - Giám đốc Ban quản lý Rừng phòng hộ - đặc dụng Hà Nội |