80 năm cách mạng tháng 8 và Quốc Khánh
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Phòng chống tham nhũng đòi hỏi nỗ lực mạnh mẽ không chỉ của Chính phủ

Kinhtedothi - Phó đại diện thường trú của Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tại Việt Nam Sitara Syed đã nhấn mạnh khuyến nghị trên tại hội thảo tham vấn “Dự thảo báo cáo đánh giá và hướng dẫn doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài Nhà nước thực thi quy định pháp luật về phòng, chống tham nhũng”, do UNDP phối hợp cùng Thanh tra Chính phủ tổ chức ngày 28/7.
Quang cảnh hội thảo tham vấn.
Tham nhũng luôn được coi là một trong những trở ngại lớn nhất đối với hoạt động kinh doanh trong khu vực vì nó làm tăng chi phí kinh doanh, làm biến dạng môi trường cạnh tranh, hạn chế cơ hội đầu tư và gia tăng bất bình đẳng xã hội. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) tại Việt Nam trong những năm gần đây chỉ ra rằng, hơn một nửa số công ty được khảo sát đã báo cáo về việc chi trả các chi phí không chính thức.
Tại Việt Nam, Luật Phòng, chống tham nhũng mới (năm 2018) có hiệu lực từ ngày 1/7/2019. Nghị định 59/2019/NĐ-CP sau đó đã được thông qua để hướng dẫn thực thi Luật Phòng, chống tham nhũng. Một trong những điểm mới quan trọng của Luật Phòng, chống tham nhũng là dành một chương mới về phòng, chống tham nhũng trong các doanh nghiệp và tổ chức khu vực ngoài Nhà nước. Đây là lần đầu tiên Luật Phòng, chống tham nhũng mở rộng phạm vi điều chỉnh sang khu vực ngoài Nhà nước.
Mặc dù nhiều năm nay, Đảng và Nhà nước luôn chú trọng công tác phòng, chống tham nhũng với việc ban hành rất nhiều quyết sách, xử lý nghiêm nhiều vụ việc được dư luận quan tâm; tuy nhiên, theo Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Ngọc Liêm, Việt Nam vẫn đang đứng trước nguy cơ lớn từ tình hình tham nhũng diễn biến phức tạp, nghiêm trọng tại nhiều nơi, ảnh hưởng tiêu cực đến nhiều mặt, đặc biệt là trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và tác động xấu đến môi trường đầu tư.
Thông qua báo cáo, UNDP đưa ra đánh giá về các quy định pháp luật về phòng, chống tham nhũng trong khu vực ngoài Nhà nước được quy định trong luật và nghị định, đồng thời nghiên cứu kinh nghiệm của các nước khác trong việc triển khai hiệu quả các quy định pháp luật và đưa ra hướng dẫn thi hành. Báo cáo cũng đưa ra đề xuất hướng dẫn các doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước thi hành các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng, xây dựng văn hóa kinh doanh lành mạnh, không tham nhũng .
Đại diện UNDP tại Việt Nam phát biểu tại hội thảo tham vấn.
Phát biểu tại hội thảo, Phó đại diện thường trú của UNDP tại Việt Nam Sitara Syed hoan nghênh Việt Nam mở rộng phạm vi của Luật Phòng, chống tham nhũng sang khu vực ngoài Nhà nước.
“Điều này thể hiện quyết tâm của Chính phủ Việt Nam phòng, chống tham nhũng trên tất cả các lĩnh vực nhằm thực hiện các yêu cầu của Công ước Liên hợp quốc về phòng, chống tham nhũng, mà Việt Nam phê chuẩn năm 2009” - bà Sitara Syed nói và nhấn mạnh: “Song việc thực thi Luật đòi hỏi những nỗ lực mạnh mẽ không chỉ của Chính phủ mà cả của các doanh nghiệp, trong đó có khu vực ngoài Nhà nước”.
Cũng tại hội thảo, các đại biểu tham dự đã cùng thảo luận về thực trạng thực thi những quy định hiện hành của pháp luật trong nước và quốc tế về phòng, chống tham nhũng trong doanh nghiệp và tổ chức khu vực ngoài nhà nước. Bên cạnh đó, chia sẻ kinh nghiệm trong việc thúc đẩy kinh doanh liêm chính của doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước ở cả thị trường trong nước và quốc tế.
Hội thảo là một trong những hoạt động trọng tâm của Dự án vùng “Thúc đẩy môi trường kinh doanh công bằng ở ASEAN”, được Quỹ Thịnh vượng Vương Quốc Anh tài trợ cho khu vực Đông Nam Á. Dự án thuộc Chương trình cải cách kinh tế, do UNDP hợp tác với Chính phủ Anh thực hiện từ năm 2018 – 2021 nhằm hỗ trợ cải thiện cơ chế giải quyết tranh chấp, xây dựng môi trường kinh doanh công bằng tại Việt Nam.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Cán bộ Công đoàn phải là người kiến tạo các sản phẩm truyền thông thiết thực, hiệu quả

Cán bộ Công đoàn phải là người kiến tạo các sản phẩm truyền thông thiết thực, hiệu quả

18 Jul, 09:36 PM

Kinhtedothi - Chiều 18/7, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam Việt Nam Ngọ Duy Hiểu, Trưởng đoàn khảo sát số 1 của Tổng LĐLĐ Việt Nam đã làm việc với LĐLĐ TP Hà Nội về chuyên đề tình hình triển khai công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng, pháp luật cho công nhân (giai đoạn 2018-2025).

Thủ tướng: Tháo gỡ vướng mắc cho gần 3.000 dự án tồn đọng với tinh thần '6 rõ'

Thủ tướng: Tháo gỡ vướng mắc cho gần 3.000 dự án tồn đọng với tinh thần '6 rõ'

17 Jul, 11:16 PM

Kinhtedothi - Chiều 17/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị toàn quốc sơ kết, đánh giá kết quả thực hiện việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án, đất đai theo Kết luận số 77-KL/TW ngày 2/5/2024 của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 170/2024/QH15 ngày 30/11/2024 của Quốc hội và triển khai ý kiến chỉ đạo của Bộ Chính trị về rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án tồn đọng trên phạm vi cả nước.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ