Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Phong tỏa tài khoản chứng khoán của ông Trịnh Văn Quyết

Kinhtedothi - Các tài khoản chứng khoán đứng tên ông Trịnh Văn Quyết bị phong toả từ ngày 11/1/2022.

Sở Giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh (HoSE) có thông báo mới liên quan sự việc ông Trịnh Văn Quyết - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn FLC (FLC) bán 74,8 triệu cổ phiếu FLC không báo cáo trong phiên 10/1.

Theo đó, HoSE cho biết, thực hiện chỉ đạo của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử lý về việc bán cổ phiếu FLC của ông Trịnh Văn Quyết mà không báo cáo, không công bố thông tin trước khi thực hiện, cơ quan quản lý giao dịch chứng khoán trên HoSE sẽ thực hiện hủy bỏ toàn bộ giao dịch bán 74,8 triệu cổ phiếu FLC này.

Cơ quan quản lý cho biết các giao dịch này đã vi phạm khoản 1 Điều 33 Thông tư số 96/2020 của Bộ Tài chính hướng dẫn về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán.

Trước đó, HoSE cũng thông báo chính thức về việc sẽ thực hiện hủy bỏ giao dịch bán 74,8 triệu cổ phiếu FLC ngày 10/1/2022 của ông Trịnh Văn.

Trên thị trường chứng khoán, 2 phiên gần đây kể từ thời điểm ông Trịnh Văn Quyết bán ra 74,8 triệu cổ phiếu, cổ phiếu FLC liên tục giảm sàn hoặc gần sàn, thanh khoản cũng liên tiếp lập kỷ lục với 135 triệu cổ phiếu khớp lệnh trong phiên 10/1, và gần 155 triệu cổ phiếu khớp lệnh trong phiên giao dịch 11/1

Phiên giao dịch ngày 10/1, cổ phiếu FLC đã lập kỷ lục về thanh khoản với hơn 135 triệu cổ phiếu được khớp lệnh và thỏa thuận. Lượng cổ phiếu này cao gấp 4 - 5 lần trung bình những phiên giao dịch trước đó (khoảng 30 triệu đơn vị/phiên) và tương đương 19% lượng cổ phiếu đang lưu hành của công ty.

Đến cuối ngày 10/1, Tập đoàn FLC mới phát đi thông báo về việc nhận được báo cáo giao dịch cổ phiếu của ông Trịnh Văn Quyết, đăng ký bán 175 triệu trên tổng số 215,4 triệu cổ phiếu đang nắm giữ. Giao dịch bán được thực hiện từ ngày 10/1 đến 17/1 thông qua các phương thức thỏa thuận và khớp lệnh trên sàn, mục đích là để cơ cấu lại danh mục tài sản.

Trên các Diễn đàn chứng khoán, các nhà đầu tư khá hài lòng với quyết định mạnh tay này của Bộ Tài chính. Theo nhiều nhà đầu tư, đây là một quyết định cần thiết để thanh lọc và minh bạch thị trường, lấy lại niềm tin cho nhà đầu tư.

Sau nhiều thông tin nóng được công bố trong tối 11/1, phiên 12/1 dự báo sẽ có nhiều giông bão trên thị trường này, nhất là với nhóm cổ phiếu bất động sản.

Chứng khoán và trò chơi “bịt mắt bắt dê”

Chứng khoán và trò chơi “bịt mắt bắt dê”

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Thực hiện Chương trình số 02-CTr/TU: Quyết tâm tăng tốc, bứt phá về đích

Thực hiện Chương trình số 02-CTr/TU: Quyết tâm tăng tốc, bứt phá về đích

06 Apr, 04:17 PM

Kinhtedothi- Năm 2025 là năm cuối thực hiện Chương trình số 02-CTr/TU, năm tăng tốc, bứt phá và về đích các chỉ tiêu, nhiệm vụ, đồng thời là năm tiến hành đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu lần thứ XVIII Đảng bộ thành phố và Đại hội lần thứ XIV của Đảng; đồng thời chuẩn bị tốt nền tảng sẵn sàng bước vào kỷ nguyên phát triển mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

GDP quý I/2025 tăng 6,93%, kinh tế đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức

GDP quý I/2025 tăng 6,93%, kinh tế đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức

06 Apr, 04:16 PM

Kinhtedothi- Kinh tế Việt Nam trong quý I khởi sắc với tốc độ tăng trưởng GDP ước đạt 6,93%, tăng cao nhất so với các năm trong giai đoạn 2020-2025. Kết quả tăng trưởng này đã vượt mục tiêu đặt ra cho quý I/2025 tại Nghị quyết số 01/NQ-CP nhưng chưa đạt mục tiêu phấn đấu cao hơn tại Nghị quyết số 25/NQ-CP ngày 5/2/2025 do thế giới biến động nhanh, nhiều bất ổn đã ảnh hưởng đến kinh tế xã hội Việt Nam.

Chương trình số 02-CTr/ TU: Nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh nền kinh tế

Chương trình số 02-CTr/ TU: Nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh nền kinh tế

06 Apr, 03:08 PM

Kinhtedothi- Thực hiện Chương trình số 02-CTr/ TU về “Đẩy mạnh đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại kinh tế và hội nhập quốc tế, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh, phát triển kinh tế Thủ đô nhanh và bền vững giai đoạn 2021-2025” kinh tế Thủ đô đã ghi nhận sự phục hồi tích cực. Hà Nội đang tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế trong thời gian tới.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ