GS Ngô Đức Thịnh, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Bảo tồn văn hóa tín ngưỡng Việt Nam cho biết: "Theo truyền thống dân gian, lễ ông Công, ông Táo mở đầu cho hàng loạt nghi lễ trong dịp Tết Nguyên đán của người Việt, kéo dài từ ngày 23 tháng Chạp cho đến mùng 7 tháng Giêng hoặc Rằm tháng Giêng (tùy từng nơi)".
Dân gian quan niệm, ông Công, ông Táo là người cai quản chuyện "bếp núc" của mỗi gia đình. Và năm nay, lần đầu tiên tại Hà Nội, lễ cúng ông Công, ông Táo được phục dựng tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam. Ngoài những nhà nghiên cứu tín ngưỡng dân gian, còn có đông đảo công chúng, đặc biệt là du khách quốc tế chứng kiến nghi lễ Tết rất đặc trưng của người Việt. Khách nước ngoài tỏ ra ngạc nhiên, còn trẻ nhỏ thì say sưa nghe kể chuyện về ông Công, ông Táo. Theo chị Thanh Hương (Cầu Giấy, Hà Nội): "Ngày cúng ông Công, ông Táo là một truyền thống văn hóa đẹp, nhưng những năm gần đây, việc cúng lễ này đã được người ta làm như một phong trào, và có lẽ ít người hiểu được ý nghĩa thực sự của nó. Cách phục dựng nghi lễ này của Bảo tàng Dân tộc học Việt
"Phố ông đồ" luôn nhộn nhịp mỗi độ Tết đến xuân về. Ảnh: Văn Phúc
Trong dịp này, Bảo tàng Dân tộc học Việt
Trong không gian chưa đầy 300m2 của Trung tâm triển lãm Văn hóa nghệ thuật Việt Nam (số 2 Hoa Lư, Hà Nội) những ngày cận Tết là không khí sôi động của hội thổi cơm thi của thôn Lương Quy (xã Xuân Nộn, Đông Anh, Hà Nội). Đây là lễ hội truyền thống có từ nhiều đời nay ở Xuân Nộn, để nhớ về câu chuyện lên đường đánh giặc của Thánh Gióng. Gần 50 chàng trai thôn Lương Quy đã cống hiến cho công chúng Thủ đô những màn biểu diễn kỹ thuật điêu luyện, nhiều kinh nghiệm để tạo ra lửa nhanh trong thời gian ngắn nhất. Hay màn thi bắt gà làm thịt... cũng khiến mọi người náo nức, nhiệt tình cổ vũ.
Ước mong về truyền thống
Trước vấn đề "lễ hội hóa" chạy theo thị trường, GS Ngô Đức Thịnh chia sẻ băn khoăn: "Ngày Tết ấy có tới hàng chục nghi lễ liên quan, trong đó có cả những nghi lễ đề cao đạo đức, uống nước nhớ nguồn như việc tảo mộ mời ông bà, tổ tiên về ăn Tết cùng con cháu... Vấn đề là, chúng ta thực hành nghi lễ ấy như thế nào cho đúng với phong tục tập quán, lễ nghĩa, không lộn xộn như một số nơi như hiện nay".
Chính vì vậy, ngoài những hoạt động được các cơ quan văn hóa đứng ra thực hiện chỉnh chu, ở đâu đó trong cuộc sống tấp nập của đô thị Hà Nội, vẫn có những cảnh lộn xộn, bon chen nhuốm chút cá nhân. Ví như phố ông đồ tại đường Văn Miếu "đến hẹn lại lên" nhiều năm nay như một nét đẹp đầu xuân của người Hà Nội, gợi nhớ một nét xưa cũ. Thế nhưng, con phố đó vẫn tự phát xuất hiện và giải tán. Bên cạnh rất nhiều ông đồ có tâm, cho chữ không đòi quyền lợi thì không ít người dân cảm nhận con phố như cái chợ… bán chữ. Chính vì vậy, để hoạt động phố ông đồ cạnh di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám đi vào khuôn khổ, rất cần sự vào cuộc của Sở VHTT&DL Hà Nội hoặc Trung Tâm hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám.
Mong về một cái Tết theo đúng nghĩa truyền thống, với những hy vọng tốt đẹp cho một năm mới, luôn là mơ ước chung của những người con đất Việt.