Mùng 3 Tết, Phủ Tây Hồ thu hút đồng đảo người dân Thủ đô, du khách đến đi lễ đầu năm. |
Bên ngoài Phủ, người viết sớ tập trung đông, phục vụ nhu cầu viết sớ bằng chữ Nho cầu bình an, công danh, dâng sao giải hạn, lễ tạ, may mắn cho người đi lễ. |
Tuy nhiên, tại một số bàn viết sớ xuất hiện dịch vụ ''viết sớ trạng duyên – con''. |
Tại các bàn này, du khách được mời chào viết sớ để cầu con trai. Trên các bàn viết sớ đều có tượng bé trai, có hình hài, các bộ phận trên cơ thể (cơ quan sinh dục) mô phỏng theo hình bé trai. Người viết sớ sau khi lấy họ tên, địa chỉ nhà, tư vấn khách mua tượng em bé với giá 100.000 đồng/cái. Đồng thời, người viết sớ căn dặn, tượng sau khi mua phải vuốt văn, cưng nựng như với trẻ nhỏ rồi đặt lên ban thờ cậu ở trong Phủ Tây Hồ. Tổng cộng, người dân phải trả 300.000 đồng/lần viết sớ và cầu bé trai |
Mặc dù vậy, theo tìm hiểu của phóng viên Báo Kinh tế & Đô thị, trong Phủ Tây Hồ đã có bảng tin của Ban Quản lý di tích Lịch sử văn hóa Phủ Tây Hồ (phường Quảng An, quận Tây Hồ, Hà Nội) nêu rõ: “Kính báo để thực hiện Nghị định 75/NĐ-CP năm 2010 của Chính phủ về việc cấm đốt vàng mã tại các khu di tích lịch sử văn hóa Ban Quản lý Phủ Tây Hồ kính báo để nhân dân địa phương được biết, từ ngày 1/9/2010 Phủ Tây Hồ không cho cúng và đốt đồ vàng mã gồm: Hình nhân thế mạng, ống lốt, ngựa, voi… |
Bên cạnh hoạt động trên, không khi đi lễ của người dân Thủ đô và du khách diễn ra bình thường. |
Tại các khu vực dâng hương, hành lễ, người dân tập trung đang lễ, khấn vái. |
Tại các ban thờ, người dân vẫn có thói quen để tiền lẻ. |
Khu vực đốt vàng mã |
Bãi gửi xe vào Phủ Tây Hồ |