Quận Ba Đình: hướng dẫn phòng cháy chữa cháy an toàn tại các khu dân cư
Kinhtedothi – Ngày 18/4, UBND – Ban Chỉ đạo phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ quận Ba Đình tổ chức tập huấn triển khai thực hiện cao điểm tuyên truyền, hướng dẫn an toàn phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đối với cơ sở, khu dân cư trên địa bàn quận.

Quang cảnh hội nghị tập huấn hướng dẫn về an toàn phòng cháy chữa cháy tại quận Ba Đình.
Theo đó, quận Ba Đình tập trung quyết liệt hoàn thành đúng thời gian quy định, tiến hành kiểm tra, hướng dẫn các cơ sở thuộc trách nhiệm quản lý của UBND phường gồm các đối tượng: nhà ở nhiều tầng, nhiều căn hộ; nhà ở riêng lẻ kết hợp sản xuất, kinh doanh; nhà ở cho thuê trọ.
Bên cạnh đó, lực lượng chức năng tổ chức làm việc, hướng dẫn, đôn đốc chủ cơ sở, chủ hộ gia đình loại hình nhà ở nhiều tầng, nhiều căn hộ, nhà ở kết hợp sản xuất kinh doanh (gồm cả nhà trọ) chưa thực hiện phải tổ chức khắc phục các giải pháp đảm bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và các loại hình cơ sở có nguy cơ cao xảy ra cháy, nổ gây thiệt hại nghiêm trọng về người (có người cư trú, lưu trú qua đêm và có đồng thời các tồn tại, vi phạm về thoát nạn, ngăn cháy, trang bị hệ thống báo cháy) theo chỉ đạo của UBND thành phố; hướng dẫn cơ sở xây dựng phương án chữa cháy, thoát nạn phù hợp với quy mô, đặc điểm nguy hiểm về cháy, nổ; tăng cường tự tổ chức thực tập các tình huống có thể xảy ra cháy, nổ, sử dụng lực lượng, phương tiện tại cơ sở để xử lý sự cố, thoát nạn an toàn.

Phó Chủ tịch UBND quận Ba Đình Nguyễn Trung Dũng phát biểu tại hội nghị.
Theo Phó Chủ tịch UBND quận Ba Đình Nguyễn Trung Dũng, từ đầu năm 2025 đến nay trên địa bàn quận xảy ra 16 vụ cháy, trong đó có 14 vụ cháy có nguyên nhân xuất phát từ quản lý, sử dụng nguồn điện. Do đó, trong đợt cao điểm, Phó Chủ tịch UBND quận yêu cầu thực hiện các giải pháp phòng cháy bảo đảm an toàn sử dụng điện, hạn chế và quản lý chặt các nguồn gây cháy… Đồng thời tăng cường giải pháp thoát nạn: nhà, tầng nhà cần có ít nhất 1 đường thoát nạn an toàn cho người và có các lối ra khẩn cấp, sao cho khi trong nhà xảy ra cháy ở khu vực bất kỳ, thì người trong nhà đều thoát hết được ra ngoài.
Ngăn chặn cháy lan và ngăn chặn khói xâm nhập vào các khu vực gây nguy hiểm cho người sử dụng, đặc biệt là các phòng ngủ; không bố trí tầng nhà, phần nhà để ở và các gian phòng ngủ xen kẽ với các khu vực có công năng khác; thực hiện các biện pháp để cô lập các khu vực nguy hiểm cháy.
Có giải pháp cảnh báo cháy sớm như lắp đặt các hệ thống báo cháy tự động hoặc thiết bị báo cháy cục bộ để có thể phát hiện và báo động cháy ngay từ giai đoạn ban đầu, tăng thời gian thoát nạn cho người.
Tăng cường trang bị phương tiện chữa cháy ban đầu, dụng cụ phá dỡ thô sơ và trang thiết bị bảo vệ cá nhân: bình chữa cháy xách tay, bình chữa cháy tự động dạng cục bộ, mặt nạ lọc độc… Khuyến cáo trang bị hệ thống chữa cháy tự động phù hợp với quy mô và tính chất sử dụng của nhà.

Quận Ba Đình: tạo chuyển biến rõ nét trong giải phóng mặt bằng đường Vành đai 1
Kinhtedothi - Chiều 9/4, Ban Chấp hành Đảng bộ quận Ba Đình tổ chức hội nghị lần thứ 26.

Quận Ba Đình: tăng cường kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm tại các bếp ăn tập thể
Kinhtedothi - Sáng 15/4, UBND quận Ba Đình tổ chức Lễ phát động “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2025.

Sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, dự kiến có 3 phường trong phạm vi quận Ba Đình
Kinhtedothi - Dự kiến sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội, quận Ba Đình từ 13 phường còn 3 phường là: phường Ba Đình, phường Ngọc Hà và phường Giảng Võ.