Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Quận Ba Đình: Phát huy giá trị lịch sử văn hóa vùng đất Thập Tam Trại

Kinhtedothi - Ngày 9/5, Quận uỷ, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc quận Ba Đình trang trọng tổ chức lễ hội kỷ niệm 980 năm Thập Tam Trại.

Thập Tam Trại là tên gọi dân gian để chỉ vùng đất phía Tây kinh thành Thăng Long xưa. Vùng đất này về cơ bản tương đương với tổng Nội, huyện Vĩnh Thuận, nay thuộc địa phận quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.

Thập Tam Trại ngày nay bao gồm 14 trại: Thủ Lệ, Vạn Phúc, Hào Nam, Kim Mã, Ngọc Khánh, Liễu Giai, Cống Vị, Cống Yên, Vĩnh Phúc, Xuân Biểu, Ngọc Hà, Hữu Tiệp, Đại Yên, Giảng Võ.

Màn trống hội chào mừng lễ hội. 
Các tiết mục nghệ thuật biểu diễn tại lễ hội. 

Lễ hội được quận tổ chức nhằm tưởng nhớ người anh hùng Nguyễn Quý Công (Hoàng Phúc Trung) hay còn gọi là ông Hoàng Lệ Mật, vị công thần triều Lý, người làng Lệ Mật (nay thuộc phường Việt Hưng, quận Long Biên) có công khai khẩn vùng đất hoang phía Tây kinh thành Thăng Long, lập lên 13 làng trại, tạo nên vùng nông nghiệp trù phú với địa danh Thập Tam Trại.

Nghi thức rước kiệu mở đầu lễ hội.

Lễ hội để bảo tồn, phát huy và lan toả giá trị tốt đẹp, tôn vinh các giá trị văn hóa của dân tộc, tưởng nhớ, tri ân công đức của ông Nguyễn Quý Công, ý nghĩa lịch sử của Thập Tam trại.

Đồng thời, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hoá tinh thần của Nhân dân, nêu cao đạo lý “Uống nước, nhớ nguồn”, cũng là dịp để người dân 13 làng trại ôn lại những trang sử dựng làng đầy khó khăn thử thách của các vị tiền hiền.

Lễ hội được tổ chức trang trọng với đẩy đủ nghi lễ truyền thống sẽ là nơi giao lưu, hội tụ, thể hiện nét đẹp văn hoá của người Ba Đình, qua đó tạo nên sức mạnh đoàn kết, khơi dậy lòng tự hào về truyền thống lịch sử anh hùng của dân tộc.

Chủ tịch UBND quận Ba Đình Tạ Nam Chiến phát biểu tại lễ hội. 

Phát biểu khai mạc lễ hội, Chủ tịch UBND quận Ba Đình Tạ Nam Chiến cho biết, phát huy truyền thống lịch sử anh hùng, cùng với sự phát triển của đất nước và Thủ đô Hà Nội, quận Ba Đình hôm nay đã và đang phấn đấu để xứng đáng là  địa bàn A1, trung tâm hành chính - chính trị quốc gia. Lớp lớp thế hệ cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân Ba Đình đã đoàn kết, quyết tâm xây dựng quận ngày một khang trang, văn minh, hiện đại.

Hạ tầng đô thị được quan tâm đầu tư; công tác an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo. Kinh tế tăng trưởng ổn định, 13 làng trại đã phát triển thành đô thị, đời sống Nhân dân được nâng cao, văn hóa xã hội đạt được nhiều kết quả quan trọng; giữ gìn, phát huy tu bổ, tôn tạo các di tích lịch sử văn hoá, trong đó có các di tích thuộc vùng đất Thập Tam Trại. Qua đó lan tỏa giá trị truyền thống tốt đẹp của vùng đất Ba Đình, góp phần xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh.

Quận Ba Đình: Hoàn thành số hóa dữ liệu hộ tịch từ năm 1956 - 2019

Quận Ba Đình: Hoàn thành số hóa dữ liệu hộ tịch từ năm 1956 - 2019

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Chìa khóa thành công trong giải phóng mặt bằng dự án đường Vành đai 4 tại huyện Thường Tín

Chìa khóa thành công trong giải phóng mặt bằng dự án đường Vành đai 4 tại huyện Thường Tín

06 Apr, 08:56 AM

Kinhtedothi - Giải quyết khối lượng công việc lớn và phức tạp, nhưng huyện Thường Tín đã hoàn thành công tác thu hồi đất, GPMB dự án xây dựng đường vành đai 4 từ rất sớm. Chìa khóa của thành tích này nằm ở sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị, từ đó mang đến đồng thuận của người dân.

Ủy ban MTTQ Hà Nội giám sát công tác vệ sinh môi trường tại Gia Lâm

Ủy ban MTTQ Hà Nội giám sát công tác vệ sinh môi trường tại Gia Lâm

05 Apr, 05:54 PM

Kinhtedothi-Ngày 5/4, đoàn công tác của Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Đặng Thị Phương Hoa làm trưởng đoàn đã có buổi giám sát về công tác vệ sinh môi trường và kiểm tra mô hình đoàn kết sáng tạo tiêu biểu tại xã Đa Tốn, huyện Gia Lâm.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ