Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Quận Đống Đa tổ chức phiên giải trình đầu tư xây dựng, cải tạo trường học

Kinhtedothi - Sáng 25/5, Hội đồng Nhân dân quận Đống Đa tổ chức Phiên giải trình về công tác đầu tư xây dựng, cải tạo trường học công lập đạt chuẩn quốc gia, nâng cấp hệ thống y tế và tu bổ, tôn tạo di tích trên địa bàn quận.

Ưu tiên nguồn lực cho phát triển

Trong những năm qua, quận Đống Đa đã dành nhiều nguồn lực cho lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa. Trong đó tập trung vào công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia, cải tạo hệ thống y tế và tôn tạo di tích lịch sử văn hóa.

Quang cảnh phiên giải trình.

Về công tác đầu tư xây dựng, cải tạo trường học công lập đạt chuẩn quốc gia, trong giai đoạn 2020 - 2025, tỷ lệ trường công lập (mầm non, tiểu học, THCS) đạt chuẩn quốc gia 80 - 85%. Phấn đấu đến cuối nhiệm kỳ đạt từ 90% trở lên.

Đến nay, toàn quận có 38 trường đạt chuẩn quốc gia (theo tiêu chuẩn mới) và đạt 61,3%, giảm 5 trường so với đầu kỳ năm 2021. Tổng kế hoạch vốn đã bố trí đến năm 2023 để đầu tư các dự án xây dựng trường chuẩn 1.030,6 tỷ đồng (bằng 110,5% so với kế hoạch vốn đã bố trí cả kỳ trung hạn giai đoạn 2016 - 2020).

Đối với công tác nâng cấp hệ thống y tế, trên địa bàn quận có tổng cộng 29 công trình, cơ sở y tế thuộc trách nhiệm đầu tư của quận theo phân cấp. Sau khi rà soát, có 9 công trình không phải đầu tư, chỉ cần sửa chữa, 8 công trình cần đầu tư xây mới nhưng phải tìm được quỹ đất phù hợp để bố trí và 7 công trình cần đầu tư xây dựng mới lại.

Theo đó, năm 2021, quận đã thực hiện đầu tư 1 dự án; năm 2022, đã bố trí vốn thực hiện 2 dự án và năm 2023, đã bố trí vốn thực hiện 10 dự án với tổng vốn 10,59 tỷ đồng.

Về công tác đầu tư tu bổ, tôn tạo di tích, trên địa bàn quận có 76 di tích, gồm 3 di tích cấp quốc gia đặc biệt, 48 di tích cấp quốc gia, 15 di tích cấp thành phố và 10 di tích chưa được xếp hạng. Qua rà soát, có 42 di tích không phải tu bổ tôn tạo; 1 di tích thuộc trách nhiệm đầu tư của thành phố và 33 di tích phải thực hiện công tác tu bổ, tôn tạo.

Đến nay, đã thực hiện việc tu bổ, tôn tạo đối với 5 di tích với tổng vốn 82,3 tỷ đồng và đang chuẩn bị đầu tư 6 di tích. Đã cập nhật vào Kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2021 - 2025 và giao nhiệm vụ cho Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng nghiên cứu Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư đối với 20 di tích. 

Tổng kinh phí đầu tư công giai đoạn 2021 - 2025 cân đối bố trí cho các dự án di tích 240 tỷ đồng, bằng 124% so với tổng mức vốn đã bố trí cho tu bổ di tích giai đoạn 2016 - 2020 (193,4 tỷ đồng). Ngoài công tác đầu tư công, quận đã bố trí nguồn chi thường xuyên năm 2023 để thực hiện tu sửa 8 di tích với số vốn 5,82 tỷ đồng.

Đại biểu nêu ý kiến tại hội nghị.

Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án

Trong phiên giải trình, các đại biểu kiến nghị quận Đống Đa quan tâm hơn nữa đến công tác quản lý, đẩy nhanh công tác đầu tư những dự án chưa đạt được tiến độ đề ra, chuyển đổi mục đích sử dụng đối với các điểm đất. Ưu tiên xây dựng các trường, nghiên cứu quy hoạch các điểm trường có diện tích nhỏ lẻ, chưa đạt chuẩn.

Bên cạnh đó, quan tâm hơn nữa đến công tác đầu tư lĩnh vực y tế. Bố trí quỹ đất để xây dựng trụ sở các đơn vị chưa có trụ sở đảm bảo thực hiện đúng các quy định tiêu chuẩn về chuẩn quốc gia về y tế. Nghiên cứu chuyển đổi công năng của các cơ sở y tế  không còn phù hợp trên địa bàn.

Đối với lĩnh vực tu bổ, tôn tạo di tích, cần quan tâm hơn nữa đến công tác quản lý, chống lấn chiếm và thường xuyên rà soát các hạng mục di tích đã xuống cấp, công tác phòng cháy chữa cháy. Đồng thời, làm rõ hơn trách nhiệm của các cấp, ngành, cơ quan và tổ chức trong công tác đầu tư xây dựng, cải tạo trường học công lập đạt chuẩn quốc gia, nâng cấp hệ thống y tế và tu bổ, tôn tạo di tích trên địa bàn quận Đống Đa...

Ý kiến của các đại biểu đã được lãnh đạo quận tiếp thu, giải đáp cụ thể. Đồng thời chỉ đạo các phòng, ban, ngành chức năng của quận xem xét, giải quyết các vấn đề liên quan đến công tác đầu tư xây dựng, cải tạo trường học công lập đạt chuẩn quốc gia, nâng cấp hệ thống y tế và tu bổ, tôn tạo di tích trên địa bàn quận, bảo đảm đúng quy định.

Đa dạng hình thức, mô hình học Bác tại quận Đống Đa

Đa dạng hình thức, mô hình học Bác tại quận Đống Đa

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Chìa khóa thành công trong giải phóng mặt bằng dự án đường Vành đai 4 tại huyện Thường Tín

Chìa khóa thành công trong giải phóng mặt bằng dự án đường Vành đai 4 tại huyện Thường Tín

06 Apr, 08:56 AM

Kinhtedothi - Giải quyết khối lượng công việc lớn và phức tạp, nhưng huyện Thường Tín đã hoàn thành công tác thu hồi đất, GPMB dự án xây dựng đường vành đai 4 từ rất sớm. Chìa khóa của thành tích này nằm ở sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị, từ đó mang đến đồng thuận của người dân.

Ủy ban MTTQ Hà Nội giám sát công tác vệ sinh môi trường tại Gia Lâm

Ủy ban MTTQ Hà Nội giám sát công tác vệ sinh môi trường tại Gia Lâm

05 Apr, 05:54 PM

Kinhtedothi-Ngày 5/4, đoàn công tác của Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Đặng Thị Phương Hoa làm trưởng đoàn đã có buổi giám sát về công tác vệ sinh môi trường và kiểm tra mô hình đoàn kết sáng tạo tiêu biểu tại xã Đa Tốn, huyện Gia Lâm.

Quốc Oai siết chặt quản lý đất đai

Quốc Oai siết chặt quản lý đất đai

05 Apr, 03:14 PM

Kinhtedothi - Để ngăn chặn tình trạng lợi dụng quá trình sắp xếp bộ máy hành chính để vi phạm pháp luật về đất đai, trật tự xây dựng, huyện Quốc Oai đang đẩy mạnh công tác quản lý, giám sát, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ