Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Quận Hai Bà Trưng: tưởng nhớ đồng bào chết vì oanh tạc, nạn đói năm 1944-1945

Kinhtedothi-Sáng nay, 12/8, lãnh đạo Quận Hai Bà Trưng đã đến dự lễ khánh thành hạng mục Nhà Tiếp linh thuộc di tích “Khu tưởng niệm đồng bào chết vì bị oanh tạc và nạn đói năm 1944-1945” tại phường Vĩnh Tuy.

Theo UBND phường Vĩnh Tuy, thực hiện Chuyên đề số 11 ngày 13/7/2021 của Quận ủy Hai Bà Trưng về bảo tồn, phát huy các giá trị di tích lịch sử, văn hóa trên địa bàn quận gắn với phát triển du lịch giai đoạn 2021-2025 cũng như Quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình Tu bổ, tôn tạo Chùa Nghĩa trang Hợp Thiện và Khu tưởng niệm đồng bào chết vì oanh tạc và nạn đói năm 1944-1945, đến nay hạng mục tu bổ, tôn tạo Nhà Tiếp linh trong Khu tưởng niệm - một hạng mục quan trọng của dự án đã hoàn thành, đưa vào sử dụng.

Bí thư Quận ủy Hai Bà Trưng Nguyễn Văn Nam và lãnh đạo quận dự lễ khánh thành hạng mục Nhà Tiếp linh thuộc di tích ''Khu tưởng niệm đồng bào chết vì bị oanh tạc và nạn đói năm 1944-1945'' và dâng hương tưởng nhớ đồng bào

Khu tưởng niệm đồng bào chết vì oanh tạc và nạn đói năm 1944-1945 xưa thuộc tổng Hoàng Mai, huyện Hoàn Long, tỉnh Hà Đông; nay thuộc phường Vĩnh Tuy, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Tấm bia đá cổ “Hà Thành Hợp Thiện” (tức Hội Hợp Thiện Hà Thành), dựng ngày mùng 1 tháng 2 năm Bảo Đại thứ 2 (năm 1927) cho biết, năm Bính Ngọ niên hiệu Thành Thái thứ 18 (năm 1906) Hội Hợp Thiện đã mua khu đất này để xây dựng thành nghĩa trang Hợp Thiện. Những năm 1944-1945, người dân một số tỉnh, thành lân cận đổ về Hà Nội, rất nhiều người trong đó đã không qua được nạn đói hoành hành. Người dân Hà Nội tự bảo nhau quy tập hài cốt của những người bị chết đói để đưa về chôn cất tại nghĩa trang Hợp Thiện.

Khu tưởng niệm do Hội Hợp Thiện xây dựng năm Tân Mão (1951) nhằm quy tập hài cốt của những người bị chết vì oanh tạc và nạn đói năm 1944-1945 ở rải rác quanh khu vực nghĩa trang Hợp Thiện và một số nơi trên các đường phố Hà Nội. Năm 1963, tại địa chỉ 2B Quang Trung có một số ngôi mộ vô thừa nhận cũng được quy tập về đây, đặt trên hầm mộ của đồng bào chết vì bị oanh tạc và nạn đói năm 1944-1945 và cho khắc vào bia đá để ghi nhớ sự việc này.

Cán bộ, Nhân dân Quận Hai Bà Trưng dâng hương tưởng nhớ đồng bào chết vì bị oanh tạc và nạn đói năm 1944-1945

Khu tưởng niệm đồng bào chết vì bị oanh tạc và nạn đói năm 1944-1945 là chứng tích cuối cùng còn lại trên địa bàn toàn miền Bắc, Việt Nam (từ Quảng Trị trở ra).

Góp phần làm chứng tích cho lịch sử, Khu tưởng niệm đã được UBND TP Hà Nội xếp hạng di tích Lịch sử cấp Thành phố theo Quyết định 7836/QĐ-UB ngày 18/12/2001. Ngày 5/8/2005, UBND TP có Quyết định 5563/QĐ-UB về việc gắn biển Khu tưởng niệm đồng bào chết vì oanh tạc và nạn đói năm 1944-1945 là 1 trong 47 điểm di tích cách mạng kháng chiến ở Hà Nội, với nội dung: “Đây là nơi tưởng niệm đồng bào chết vì oanh tạc và nạn đói năm 1945, nơi ghi dấu tội ác của phát xít Nhật và đế quốc Pháp đã gây nên thảm họa trên 2 triệu người Việt Nam bị chết vì nạn đói”.

"Trong không khí trang trọng nhân kỷ niệm 79 năm Ngày Cách mạng Tháng Tám 19/8 và Quốc khánh 2/9, hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, phường Vĩnh Tuy tổ chức khánh thành hạng mục công trình này cũng là dịp để tưởng nhớ đồng bào chết vì oanh tạc và nạn đói năm 1944-1945. Nhằm phát huy giá trị di tích lịch sử, văn hóa trên địa bàn phường nói chung và khu tưởng niệm nói riêng, chính quyền phường sẽ tiếp tục thực hiện tốt công tác quản lý, giữ gìn di tích, thực hiện mở cửa đón khách vào các ngày trong tuần, đặc biệt vào các dịp Lễ, Tết và tháng 7 âm lịch hàng năm"- Phó Chủ tịch UBND phường Vĩnh Tuy Phan Thị Thanh Hiền khằng định.

Lãnh đạo Quận Hai Bà Trưng đã tham quan công trình trường Tiểu học Võ Thị Sáu

Sáng cùng ngày, lãnh đạo Quận Hai Bà Trưng đã đến kiểm tra, tham quan công trình trường Tiểu học Võ Thị Sáu tại phường Vĩnh Tuy - một trong hai công trình cấp Thành phố của Quận Hai Bà Trưng sẽ được tổ chức gắn biển chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, dự kiến vào ngày 15/8/2024.

AI kết hợp chỉnh sửa gen giải quyết nạn đói toàn cầu?

AI kết hợp chỉnh sửa gen giải quyết nạn đói toàn cầu?

Dòng sự kiện:
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Chìa khóa thành công trong giải phóng mặt bằng dự án đường Vành đai 4 tại huyện Thường Tín

Chìa khóa thành công trong giải phóng mặt bằng dự án đường Vành đai 4 tại huyện Thường Tín

06 Apr, 08:56 AM

Kinhtedothi - Giải quyết khối lượng công việc lớn và phức tạp, nhưng huyện Thường Tín đã hoàn thành công tác thu hồi đất, GPMB dự án xây dựng đường vành đai 4 từ rất sớm. Chìa khóa của thành tích này nằm ở sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị, từ đó mang đến đồng thuận của người dân.

Ủy ban MTTQ Hà Nội giám sát công tác vệ sinh môi trường tại Gia Lâm

Ủy ban MTTQ Hà Nội giám sát công tác vệ sinh môi trường tại Gia Lâm

05 Apr, 05:54 PM

Kinhtedothi-Ngày 5/4, đoàn công tác của Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Đặng Thị Phương Hoa làm trưởng đoàn đã có buổi giám sát về công tác vệ sinh môi trường và kiểm tra mô hình đoàn kết sáng tạo tiêu biểu tại xã Đa Tốn, huyện Gia Lâm.

Quốc Oai siết chặt quản lý đất đai

Quốc Oai siết chặt quản lý đất đai

05 Apr, 03:14 PM

Kinhtedothi - Để ngăn chặn tình trạng lợi dụng quá trình sắp xếp bộ máy hành chính để vi phạm pháp luật về đất đai, trật tự xây dựng, huyện Quốc Oai đang đẩy mạnh công tác quản lý, giám sát, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ