Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Quản lý chặt chất lượng nông sản đưa về Hà Nội

Kinhtedothi - Đó là đề nghị của Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Trần Thanh Nhã với đại diện Sở NN&PTNT cùng các DN của hai tỉnh Quảng Ninh và Lâm Đồng tại hội nghị đánh giá kết quả chương trình hợp tác phát triển nông nghiệp, kết nối xúc tiến thương mại nông sản diễn ra vào chiều 12/12.
Cả hai tỉnh Quảng Ninh và Lâm Đồng đều là những địa phương có thế mạnh về sản xuất nông nghiệp. Trong đó tỉnh Quảng Ninh có bờ biển dài, địa hình đa dạng nên sản phẩm nông nghiệp cũng khá phong phú. Về trồng trọt, tỉnh có chiến lược phát triển đối tượng cây trồng có giá trị kinh tế cao và phục vụ chăn nuôi. Hiện nay toàn tỉnh có 10.000ha lúa chất lượng cao, 1.400ha cây ăn quả (vải chín sớm, na), vùng cây dược liệu 1.000ha…
 Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Trần Thanh Nhã phát biểu tại hội nghị
Về chăn nuôi đang phát triển mạnh quy mô trang trại, gia trại. Đặc biệt, thủy sản chiếm gần 50% giá trị sản xuất nông nghiệp của tỉnh với các sản phẩm có lợi thế nổi trội là hàu Thái Bình Dương, ốc nhảy da vàng, tu hài, sá sùng… Nguyễn Văn Công – Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Quảng Ninh cho biết, hiện nay nông nghiệp tỉnh đang từng bước chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, nâng cao hiệu quả sản xuất đảm bảo ATTP. Mong muốn của địa phương là giới thiệu sản phẩm chất lượng cao của tỉnh đến với các tỉnh bạn, nhất là Hà Nội.

Đối với tỉnh Lâm Đồng, đây là địa phương khá mạnh về ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp với một số sản phẩm thế mạnh như cà phê, hoa, rau, chè… Hiện toàn tỉnh Lâm Đồng có 16.500ha trồng rau với sản lượng đạt trên 2 triệu tấn/năm, trong đó có trên 76% diện tích rau ứng dụng công nghệ cao.

Ông Nguyễn Văn Lục – Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản Lâm Đồng cho biết, sản phẩm rau chủ lực của địa phương gồm 3 nhóm chính: Rau ăn lá, rau ăn củ và rau ăn quả, hoa. Tuy nhiên việc tiêu thụ về Hà Nội đang gặp khó khăn do khoảng cách vận chuyển xa, thời gian lâu và chi phí khá cao.

Tại hội nghị, đại diện các DN, HTX của hai tỉnh Quảng Ninh và Lâm Đồng đều bày tỏ mong muốn được hỗ trợ kết nối đưa sản phẩm về tiêu thụ tại thị trường Thủ đô. Chia sẻ với hai tỉnh bạn, ông Trần Thanh Nhã – Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội cho biết, nhu cầu tiêu dùng lương thực, thực phẩm của TP là rất lớn, trong khi sản xuất tại chỗ chưa đáp ứng yêu cầu. Do đó, Hà Nội cũng mong muốn được hợp tác xúc tiến thương mại với các tỉnh, TP nhằm đưa nông sản an toàn về tiêu thụ tại Thủ đô. Ông Nhã đề nghị các địa phương kiểm soát chặt chẽ chất lượng sản phẩm từ vùng sản xuất tới khâu chế biến, tiêu thụ về Hà Nội.

Tại hội nghị, đại diện các đơn vị thuộc Sở NN&PTNT và các DN của Hà Nội, Quảng Ninh, Lâm Đồng đã ký kết các biên bản ghi nhớ hợp tác xúc tiến thương mại nông nghiệp giữa các bên.

  1. Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Trần Thanh Nhã phát biểu tại hội nghị.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Hà Nội phấn đấu thu hút 20.000 lao động nông thôn tham gia học nghề

Hà Nội phấn đấu thu hút 20.000 lao động nông thôn tham gia học nghề

09 Jul, 05:20 AM

Kinhtedothi – UBND TP Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 177/KH-UBND triển khai thực hiện Kế hoạch số 316-KH/TU ngày 23/4/2025 của Thành ủy Hà Nội thực hiện Chỉ thị số 37-CT/TW, ngày 10/7/2024 của Ban Bí thư về đổi mới công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn TP Hà Nội.

Hà Nội chi hơn 2.200 tỷ đồng cho công tác ưu đãi người có công

Hà Nội chi hơn 2.200 tỷ đồng cho công tác ưu đãi người có công

09 Jul, 05:18 AM

Kinhtedothi – 6 tháng đầu năm 2025, TP Hà Nội chi cho công tác ưu đãi người có công với tổng kinh phí 2.237 tỷ đồng. Trong đó, chi trả đầy đủ, kịp thời trợ cấp cho 76.462 người có công và thân nhân người có công đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng 1.658 tỷ đồng.

Sạt lở núi ở Tam Chúc, hàng nghìn tấn đá lao xuống khu dân cư

Sạt lở núi ở Tam Chúc, hàng nghìn tấn đá lao xuống khu dân cư

08 Jul, 11:20 PM

Kinhtedothi - Ngày 8/7, UBND phường Tam Chúc (tỉnh Ninh Bình) cho biết, chính quyền địa phương đã khẩn cấp di dời 2 hộ dân sinh sống gần khu vực sạt lở đá đến nơi an toàn, đồng thời cắm biển cảnh báo để ngăn người dân tiếp cận khu vực nguy hiểm.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ