Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Quan trọng nhất là được điều gì tốt cho người dân, cho cộng đồng

Hồng Lĩnh - Hồng Thắm
Chia sẻ Zalo

KInhtedothi - Tại Hội thảo “Tăng cường sức chống chịu của cộng đồng trong ứng phó với thiên tai” tổ chức ngày 15/12, tại huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng, ông Tạ Việt Anh - Chủ tịch Quỹ Hỗ trợ chương trình, dự án an sinh xã hội Việt Nam đã chia sẻ với báo Kinh tế và Đô thị.

Ông Tạ Việt Anh: Mục đích cuối cùng, quan trọng nhất là được điều gì tốt cho người dân, cho cộng đồng, đặc biệt là những người dân khó khăn, yếu thế.
Ông Tạ Việt Anh: Mục đích cuối cùng, quan trọng nhất là được điều gì tốt cho người dân, cho cộng đồng, đặc biệt là những người dân khó khăn, yếu thế.

Thưa ông, là một người cả tuổi trẻ gắn bó với nghề báo, từng giữ các vị trí quan trọng trong ngành như: Nguyên Phó TBT phụ trách báo Hà Nội Mới, Nguyên TBT Báo Kinh tế và Đô thị, và hiện là TBT Tạp chí Điện tử Thiên Nhiên và Môi trường, lý do nào khiến ông dành một phần tâm sức của mình để hỗ trợ các chương trình phát triển bền vững cho các cộng đồng khó khăn tại Việt Nam?

Theo quan niệm của tôi, công việc hiện nay là tiếp nối cho công việc thời kỳ làm báo. Dù mỗi công việc khác nhau nhưng mục đích cuối cùng, quan trọng nhất là được điều gì tốt cho người dân, cho cộng đồng, đặc biệt là những người dân khó khăn, yếu thế. Tôi cảm thấy mình vẫn có trách nhiệm và có mong muốn làm tiếp những công việc vì lợi ích cộng đồng.

 Các chương trình của Quỹ Hỗ trợ chương trình dự án An sinh xã hội Việt Nam (AFV) hiện nay tập trung vào các chủ đề như thế nào, xin ông có thể cho biết thêm?

Các chương trình dự án An sinh xã hội Việt Nam trải rộng ở nhiều tỉnh, thành, có điểm chung với nhau là dù các dự án có tên khác nhau, nhưng luôn hướng đến mục tiêu chung hỗ trợ người dân khó khăn, đặc biệt là những đối tượng trẻ em, phụ nữ, người dân tộc  thiểu số để phát triển bền vững, giúp họ có cuộc sống tốt đẹp hơn và đảm bảo được sự công bằng xã hội.

 Được biết mới đây nhất, Dự án "Xây dựng năng lực cho cộng đồng nhằm ứng phó với thiên tai, giai đoạn 2" vừa tổng kết ở huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng. Ông đánh giá như nào về kết quả của dự án này sau 3 năm thực hiện? Có những thuận lợi và khó khăn nào trong quá trình giúp bà con thay đổi nhận thức để đi đến hành động thực tiễn không thưa ông?

Kết quả tôi cảm thấy rõ ràng nhất, dự án đã đưa những cộng đồng dễ bị tổn thương, vì thiên tai và biến đổi khí hậu trở thành cộng đồng có năng lực, có kỹ năng, có kinh nghiệm và có quyết tâm khắc phục, thậm chí là tận dụng những khó khăn ấy biến thành cơ hội phát triển kinh tế và xây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn.

Cụ thể, sau ba năm triển khai dự án đã có 13.567 hộ gia đình hưởng lợi từ các hoạt động của Dự án, 37 sáng kiến phòng ngừa rủi ro thiên tai được cộng đồng đề xuất, trong đó 22 sáng kiến được phê duyệt thực hiện, huy động được tổng cộng khảng 4,4 tỷ đồng từ ngân sách địa phương, trong đó 3,9 tỷ đồng từ chính quyền địa phương, và 499 triệu đồng được người dân đóng góp.

Kết quả này có được là do người dân tìm hiểu về quản lý rủi ro thiên tai một cách bài bản, “cộng đồng dễ bị tổn thương” dần chuyển biến tích cực sang một “cộng đồng có năng lực, cùng nhau phòng ngừa, ứng phó và phục hồi” trước các nguy cơ khó lường của thiên tai và biến đổi khí hậu (BĐKH). Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng không chỉ trao quyền cho người dân, mà còn hỗ trợ xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội toàn diện tại địa phương.

Ở cấp quốc gia, Dự án đã phối hợp với Trung tâm Chính sách, Kỹ thuật phòng chống thiên tai – Tổng cục Phòng, chống thiên tai kết nối ứng dụng thông tin thiên tai PDG vào Hệ thống giám sát thiên tai Việt Nam, phối hợp với Vụ Khoa học Công nghệ và Hợp tác Quốc tế xây dựng tài liệu lồng ghép Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội.

Trong thời gian tiếp theo, thiên tai và BĐKH vẫn sẽ là chủ đề trọng tâm Quỹ tiếp tục phát triển dự án để giúp người dân địa phương Việt Nam? Ông có thể cho biết thêm về tầm nhìn của Quỹ trong thời gian tới?

Tầm nhìn là hướng đến hỗ trợ các cộng đồng, các dự án an sinh hỗ trợ người dân khó khăn, giúp họ phát triển bền vững, xóa bỏ bất công, đói nghèo và không công bằng trong xã hội.

Thời gian tới, được biết Việt Nam, đặc biệt là Đồng bằng sông Cửu Long là một trong địa bàn bị ảnh hưởng rất lớn bởi BĐKH, các chương trình thuộc dự án AFC sẽ tiếp tục sứ mệnh của mình để tiếp tục cùng cộng đồng khắc phục vấn đề đó.

 Xin cảm ơn ông đã nhận lời mời tham gia phỏng vấn của chúng tôi! Chúc ông nhiều sức khoẻ và chúc AFV sẽ hỗ trợ được thêm nhiều người dân hơn nữa!

Quan trọng nhất là được điều gì tốt cho người dân, cho cộng đồng - Ảnh 1
Bà Hoàng Phương Thảo - Trưởng Đại diện Tổ chức ActionAid Quốc tế tại Việt Nam (người đứng giữa) tặng quà lưu niệm cảm ơn các địa phương đã hỗ trợ thực hiện Dự án.

BOX:  Sau ba năm thực hiện, đã có 13.567 hộ gia đình hưởng lợi từ các hoạt động của Dự án, 37 sáng kiến phòng ngừa rủi ro thiên tai được cộng đồng đề xuất, trong đó 22 sáng kiến được phê duyệt thực hiện, huy động được tổng cộng 4.381.134.410 VNĐ từ ngân sách địa phương, trong đó 3.881.702.410 VNĐ từ chính quyền địa phương, và 499.432.000 VNĐ được người dân đóng góp. Kết quả này có được là do người dân tìm hiểu về quản lý rủi ro thiên tai một cách bài bản, “cộng đồng dễ bị tổn thương” dần chuyển biến tích cực sang một “cộng đồng có năng lực, cùng nhau phòng ngừa, ứng phó và phục hồi” trước các nguy cơ khó lường của thiên tai và biến đổi khí hậu. Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng không chỉ trao quyền cho người dân, mà còn hỗ trợ xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội toàn diện tại địa phương.