KTĐT - Chương trình này do Trung tâm Xúc tiến thương mại và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh (ITPC) phối hợp với Ban quản lý các chợ truyền thống thành phố thực hiện.
Ngày 19/4, Tuần lễ kết nối thương hiệu Việt tại các chợ truyền thống trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đã được triển khai đầu tiên tại chợ Xóm Chiếu, quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh.
Chương trình này do Trung tâm Xúc tiến thương mại và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh (ITPC) phối hợp với Ban quản lý các chợ truyền thống thành phố thực hiện.
Chương trình sẽ lần lượt được tổ chức tại các chợ khác trên địa bàn thành phố.
Tuần lễ kết nối thương hiệu Việt có sự tham gia của nhiều doanh nghiệp sản xuất và nhà phân phối sản phẩm có nhãn hiệu độc quyền, sản phẩm đạt chứng nhận hoặc đã có công bố rõ ràng về chất lượng.
Chương trình gồm nhiều hoạt động như kết nối với các cửa tiệm bán lẻ, nhà phân phối sỉ tại địa phương; dùng thử hàng; khảo sát nhu cầu của người tiêu dùng... nhằm khuyến khích người tiêu dùng làm quen và lựa chọn sản phẩm hàng sản xuất trong nước.
Ông Lý Hoàng Anh Thái, Giám đốc kinh doanh công ty Thực phẩm Long Phụng cho biết công ty muốn giới thiệu đến người tiêu dùng những sản phẩm chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và giá thành hợp với người tiêu dùng có thu nhập trung bình.
Đại diện ITPC cho biết tuần lễ kết nối thương hiệu Việt tại các chợ truyền thống trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những chương trình hành động của thành phố nhằm thực hiện Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam. Năm 2011, chương trình sẽ tập trung vào 2 ngành hàng chính là hóa mỹ phẩm và thực phẩm.
Tại Thành phố Hồ Chí Minh, tỷ lệ hàng phân phối qua kênh hiện đại chiếm khoảng 30%, kênh truyền thống gồm các chợ bán buôn, bán lẻ, hợp tác xã mua bán, cửa hàng bách hóa, tạp hóa vẫn chiếm tỷ lệ hơn 70%.
Sự phát triển của các kênh phân phối hiện đại như siêu thị, cửa hàng tiện ích là xu hướng tất yếu trong phát triển chung của những thành phố lớn, tuy nhiên chợ truyền thống vẫn giữ vai trò là kênh phân phối quan trọng và điểm trung gian để các doanh nghiệp, nhà sản xuất đưa hàng hóa đến tay người tiêu dùng.
Các chợ truyền thống chính là đầu mối quan trọng để đẩy mạnh các hoạt động thông tin tuyên truyền đến người tiêu dùng, kết nối nhà sản xuất và tiểu thương, đưa hàng hóa phân phối sâu rộng, nâng cao độ phủ của hàng Việt Nam trên thị trường nội địa./.
Chương trình này do Trung tâm Xúc tiến thương mại và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh (ITPC) phối hợp với Ban quản lý các chợ truyền thống thành phố thực hiện.
Chương trình sẽ lần lượt được tổ chức tại các chợ khác trên địa bàn thành phố.
Tuần lễ kết nối thương hiệu Việt có sự tham gia của nhiều doanh nghiệp sản xuất và nhà phân phối sản phẩm có nhãn hiệu độc quyền, sản phẩm đạt chứng nhận hoặc đã có công bố rõ ràng về chất lượng.
Chương trình gồm nhiều hoạt động như kết nối với các cửa tiệm bán lẻ, nhà phân phối sỉ tại địa phương; dùng thử hàng; khảo sát nhu cầu của người tiêu dùng... nhằm khuyến khích người tiêu dùng làm quen và lựa chọn sản phẩm hàng sản xuất trong nước.
Ông Lý Hoàng Anh Thái, Giám đốc kinh doanh công ty Thực phẩm Long Phụng cho biết công ty muốn giới thiệu đến người tiêu dùng những sản phẩm chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và giá thành hợp với người tiêu dùng có thu nhập trung bình.
Đại diện ITPC cho biết tuần lễ kết nối thương hiệu Việt tại các chợ truyền thống trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những chương trình hành động của thành phố nhằm thực hiện Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam. Năm 2011, chương trình sẽ tập trung vào 2 ngành hàng chính là hóa mỹ phẩm và thực phẩm.
Tại Thành phố Hồ Chí Minh, tỷ lệ hàng phân phối qua kênh hiện đại chiếm khoảng 30%, kênh truyền thống gồm các chợ bán buôn, bán lẻ, hợp tác xã mua bán, cửa hàng bách hóa, tạp hóa vẫn chiếm tỷ lệ hơn 70%.
Sự phát triển của các kênh phân phối hiện đại như siêu thị, cửa hàng tiện ích là xu hướng tất yếu trong phát triển chung của những thành phố lớn, tuy nhiên chợ truyền thống vẫn giữ vai trò là kênh phân phối quan trọng và điểm trung gian để các doanh nghiệp, nhà sản xuất đưa hàng hóa đến tay người tiêu dùng.
Các chợ truyền thống chính là đầu mối quan trọng để đẩy mạnh các hoạt động thông tin tuyên truyền đến người tiêu dùng, kết nối nhà sản xuất và tiểu thương, đưa hàng hóa phân phối sâu rộng, nâng cao độ phủ của hàng Việt Nam trên thị trường nội địa./.