Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Quảng Bình: cận cảnh vẻ đẹp đình làng hàng trăm năm tuổi

Kinhtedothi - Trải qua bao biến đổi thăng trầm, đình Lý Hoà vẫn hiện hữu giữa làng quê như một chứng tích lịch sử sinh động, lưu giữ nét đẹp văn hoá, tín ngưỡng của người dân miền biển.
Đình Lý Hòa (xã Hải Phú, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình) toạ lạc trên một vùng đất cao giữa làng, có địa thế đẹp, thoáng mát. Cách quốc lộ 1A về phía Đông Bắc chừng 1km, đình hướng về phía Nam, trước mặt là con sông Lý hiền hòa chảy xuôi ra biển.
Theo tài liệu ghi chép lại, đình Lý Hòa được xây dựng vào năm 1737, nằm ở trung tâm của làng (thuộc thôn Thượng Hoà), do người dân trong vùng cùng nhau góp công, của xây dựng nên.
Thuở sơ khai, đình chỉ có 4 trụ bằng lim, hàng năm khi tế lễ Nhân dân mới dựng lên lợp tranh, khi tế lễ xong lại hạ xuống xếp lại. Vị thần được thờ trong đình là “Cương khẩu Đại vương”.
Năm 1804 - 1808 khi Hội đồng hương Lý Hoà vững mạnh, Nhân dân đã quyên góp để làm mái đình bằng ngói vảy, sau đó dựng thêm đình trung. Năm 1824 xây thêm phần ngoài.
Theo phần phả để lại thì trong cùng “tứ trụ” gồm 4 vị thần là Thiên Yana, Hạnh Tiểu Nương và hai nàng công chúa con Thiên Yana (dân gọi là tứ vị đại càn). Đình giữa thờ thành hoàng và thờ vọng các vị thần có miếu dinh trong làng. Ngoài cùng thờ thập nhị gia tiên có sắc bằng của vua.
Cụ Nguyễn Văn A (xã Hải Phú, huyện Bố Trạch) người trông coi đình Lý hoà cho biết, trải qua hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ, đình đã bị phá huỷ nhiều hạng mục, chỉ còn cổng thượng, thành bao và phần nhỏ của đình sau. Sau nhiều năm, được sự hỗ trợ của Nhà nước, con cháu trong làng góp công, của tôn tạo, xây dựng lại đình trên nền móng cũ.
Đình Lý Hòa là công trình mang phong cách kiến trúc cổ truyền dân gian. Về những hoạ tiết trang trí của đình được thể hiện rất công phu, bố cục chặt chẽ trọn vẹn, sự linh hoạt và thanh tú về đường nét.
Ngoài việc thờ các vị tổ khai cơ làng, nghề nghiệp cho con cháu và thờ tự các danh khoa danh giá của làng, đình Lý Hoà còn gắn liền với các sự kiện lịch sử tiêu biểu của địa phương.
Đến nay, đình trở thành trung tâm chính trị, xã hội của cộng đồng, nơi các thế hệ con cháu tìm hiểu thêm quá khứ rực rỡ của tổ tiên, nâng cao lòng tự hào và trách nhiệm của mỗi người đối với quê hương.
Phó Chủ tịch UBND xã Hải Phú Nguyễn Xuân Tuyển cho biết, đình Lý Hòa có giá trị lịch sử kiến trúc nghệ thuật tiêu biểu, là nơi thờ tự các vị tổ có công khai sáng làng và các nghề đặc trưng của cư dân miền biển. Mặt khác, đình còn là công trình mang biểu tượng lịch sử văn hóa, nơi giáo dục, phát huy truyền thống hiếu học, tình yêu quê hương, đất nước cho các thế hệ hôm nay và mai sau.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
“Thư viện mở” nuôi dưỡng tình yêu sách

“Thư viện mở” nuôi dưỡng tình yêu sách

20 Apr, 09:13 AM

Kinhtedothi - Để bồi đắp văn hóa đọc trong nhà trường, thu hút học sinh tìm đến sách và níu chân các em ở lại thư viện lâu hơn, các trường học Hà Nội đã sáng tạo nhiều mô hình thư viện mở, thư viện xanh, thư viện thân thiện…, tạo điều kiện thoải mái, thuận lợi nhất cho học sinh khi đọc sách.

Khai mạc Đường sách Hải Phòng 2025 - “Con đường dẫn đến thành công”

Khai mạc Đường sách Hải Phòng 2025 - “Con đường dẫn đến thành công”

20 Apr, 08:19 AM

Kinhtedothi - Tối 19/4, tại vườn hoa Kim Đồng, vườn hoa Tố Hữu (thuộc dải trung tâm thành phố), Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Hải Phòng tổ chức lễ khai mạc Đường sách Hải Phòng 2025. Đây là hoạt động thiết thực nằm trong chuỗi sự kiện văn hóa - thể thao chào mừng Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Hải Phòng (13/5/1955 - 13/5/2025) và Lễ hội Hoa Phượng Đỏ 2025.

Nghệ An: ấn tượng chương trình nghệ thuật "50 năm đại thắng - 54 dân tộc một nhà"

Nghệ An: ấn tượng chương trình nghệ thuật "50 năm đại thắng - 54 dân tộc một nhà"

20 Apr, 08:15 AM

Kinhtedothi - Tối 19/4, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nghệ An phối hợp với UBND huyện Nghĩa Đàn tổ chức chương trình nghệ thuật chào mừng Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam. Chương trình là dịp ôn lại những truyền thống vẻ vang, bản sắc, anh hùng của dân tộc, qua đó góp phần phát huy, phát triển trong thời đại kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. 

Bước đồng hành

Bước đồng hành

20 Apr, 06:02 AM

Kinhtedothi - Người ta luôn tin trong tiến trình dựng xây và tái thiết đô thị hiện đại, trong hành trình đi đến TP sáng tạo và cả trong hành trình hội nhập với nhiều sắc màu, Hà Nội luôn có những xưa cũ truyền thống đồng hành cùng những mới mẻ sáng tạo. Bằng chứng là văn nghệ dân gian - những xưa cũ tưởng như đã cổ điển, đã bắt nhịp hài hòa và góp sắc hương độc đáo vào các hoạt động công nghiệp văn hóa Thủ đô.

Bài 3: Thách thức trong thời đại công nghệ số

Bài 3: Thách thức trong thời đại công nghệ số

20 Apr, 05:52 AM

Kinhtedothi - Trong bối cảnh khoa học công nghệ ngày càng phát triển, các thiết bị thông minh, trò chơi trực tuyến, mạng xã hội bùng nổ khiến cho thanh niên, trẻ em bị cuốn vào vòng xoáy “ảo” mà dần xao nhãng việc học, đọc sách giấy. Đây là thách thức không nhỏ trong việc vun đắp văn hóa học tập nói chung, văn hóa đọc sách nói riêng cho giới trẻ hiện nay.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ