Quảng Bình: Đặt bẫy con “đặc sản”, mang lại thu nhập cao cho nông dân

Bùi Biền
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Không tốn nhiều chi phí, công sức nhưng nghề đặt trúm bắt lươn đồng đã mang lại thu nhập cao cho người dân tại huyện Quảng Trạch (tỉnh Quảng Bình).

Đặt bẫy con “đặc sản”, mang lại thu nhập cao cho nông dân

Đặt trúm bắt lươn đồng (còn gọi là đặt ống lươn) đã trở thành nghề truyền thống của nhiều gia đình ở huyện Quảng Trạch. Trúm lươn được người dân đặt quanh năm, nhưng thuận lợi nhất vào mùa mưa, khi con nước tràn đồng cũng là lúc lươn vào mùa sinh sản.
Đặt trúm bắt lươn đồng (còn gọi là đặt ống lươn) đã trở thành nghề truyền thống của nhiều gia đình ở huyện Quảng Trạch. Trúm lươn được người dân đặt quanh năm, nhưng thuận lợi nhất vào mùa mưa, khi con nước tràn đồng cũng là lúc lươn vào mùa sinh sản.
Trúm là một ngư cụ hình ống, trước đây chủ yếu được làm thủ công từ tre, nứa… nhưng nay đa phần người dân đều sử dụng ống nhựa để thay thế vì đặc tính nhẹ, bền.
Trúm là một ngư cụ hình ống, trước đây chủ yếu được làm thủ công từ tre, nứa… nhưng nay đa phần người dân đều sử dụng ống nhựa để thay thế vì đặc tính nhẹ, bền.
Để hành nghề, người dân chỉ cần bỏ ít chi phí mua ống nhựa rồi cắt thành từng khúc có chiều dài khoảng 50 - 60cm làm trúm. Đuôi trúm được bịt kín, khoan thêm một số lỗ thông hơi để khi lươn “chạy” vào không bị chết vì ngạt khí.
Để hành nghề, người dân chỉ cần bỏ ít chi phí mua ống nhựa rồi cắt thành từng khúc có chiều dài khoảng 50 - 60cm làm trúm. Đuôi trúm được bịt kín, khoan thêm một số lỗ thông hơi để khi lươn “chạy” vào không bị chết vì ngạt khí.
Dựa vào đặc tính thích ăn các loài cá, ốc, giun đất nên người dân sẽ băm nhuyễn rồi trộn với đất bùn hoặc đất thó cho vào ống để làm mồi.
Dựa vào đặc tính thích ăn các loài cá, ốc, giun đất nên người dân sẽ băm nhuyễn rồi trộn với đất bùn hoặc đất thó cho vào ống để làm mồi.
Sau khi hoàn thành các công đoạn, người dân sẽ đem trúm ra đồng, chọn địa điểm và đặt trúm. Để đảm bảo lươn khi vào trúm không bị ngạt khí, người dân sẽ đưa đầu trúm cắm xuống đất, còn phần đuôi chếch lên khoảng 45 độ.
Sau khi hoàn thành các công đoạn, người dân sẽ đem trúm ra đồng, chọn địa điểm và đặt trúm. Để đảm bảo lươn khi vào trúm không bị ngạt khí, người dân sẽ đưa đầu trúm cắm xuống đất, còn phần đuôi chếch lên khoảng 45 độ.
Công việc đặt ống lươn phải thực hiện trước khi trời tối để đêm đến lươn ra ăn sẽ dính bẫy. Nếu không kịp “giờ vàng” này, cơ hội bắt được lươn sẽ rất thấp.
Công việc đặt ống lươn phải thực hiện trước khi trời tối để đêm đến lươn ra ăn sẽ dính bẫy. Nếu không kịp “giờ vàng” này, cơ hội bắt được lươn sẽ rất thấp.
Anh Đàm Văn Hoàn (xã Quảng Xuân, huyện Quảng Trạch), người có thâm niên hơn 5 năm trong nghề cho biết: “Muốn bắt được nhiều lươn thì phải tìm hiểu trước khu vực thả trúm. Những nơi lươn hay làm hang thường có lớp bùn đất mềm sát bờ cỏ ngập nước, gốc tre, bụi cây mấp mé ao hồ, sông suối… Đặt trúm những khu vực này dễ bắt được lươn lớn, có con gần nửa ký”.
Anh Đàm Văn Hoàn (xã Quảng Xuân, huyện Quảng Trạch), người có thâm niên hơn 5 năm trong nghề cho biết: “Muốn bắt được nhiều lươn thì phải tìm hiểu trước khu vực thả trúm. Những nơi lươn hay làm hang thường có lớp bùn đất mềm sát bờ cỏ ngập nước, gốc tre, bụi cây mấp mé ao hồ, sông suối… Đặt trúm những khu vực này dễ bắt được lươn lớn, có con gần nửa ký”.
Sau khi hoàn thành việc đặt trúm bẫy lươn cũng là lúc trời chập tối, từ đó người dân sẽ thức canh đến khoảng 2 - 3 giờ sáng mới đi “thu hoạch”.
Sau khi hoàn thành việc đặt trúm bẫy lươn cũng là lúc trời chập tối, từ đó người dân sẽ thức canh đến khoảng 2 - 3 giờ sáng mới đi “thu hoạch”.
Nghề này thích nhất là lúc đi dỡ trúm, sau khi đổ nước ra khỏi ống thấy hơi nặng tay, xốc nhẹ nghe tiếng “ọc ạch” bên trong là sẽ có lươn. Những con lươn “chạy” trúm thường là lươn to, bụng vàng, lưng đen và béo.
Nghề này thích nhất là lúc đi dỡ trúm, sau khi đổ nước ra khỏi ống thấy hơi nặng tay, xốc nhẹ nghe tiếng “ọc ạch” bên trong là sẽ có lươn. Những con lươn “chạy” trúm thường là lươn to, bụng vàng, lưng đen và béo.
Anh Đàm Văn Hoà (xã Quảng Xuân, huyện Quảng Trạch) cho biết, đặt ống lươn không khó nhưng phải tuỳ theo cơ duyên. “Trung bình mỗi đêm gia đình tôi đặt khoảng 300 trúm, nếu may mắn có thể bắt được từ 6 - 8 kg lươn. Với giá lươn hiện giao động từ 150.000 - 200.000 đồng, cũng mang lại một khoản thu nhập tương đối cao”, anh Hoà nói.
Anh Đàm Văn Hoà (xã Quảng Xuân, huyện Quảng Trạch) cho biết, đặt ống lươn không khó nhưng phải tuỳ theo cơ duyên. “Trung bình mỗi đêm gia đình tôi đặt khoảng 300 trúm, nếu may mắn có thể bắt được từ 6 - 8 kg lươn. Với giá lươn hiện giao động từ 150.000 - 200.000 đồng, cũng mang lại một khoản thu nhập tương đối cao”, anh Hoà nói.
Khi gà cất tiếng gáy râm ran cả vùng quê cũng là lúc “thợ” đặt trúm lươn thu dọn “đồ nghề” trở về nhà. Thành quả sau một đêm bẫy lươn đã mang lại cho người dân nơi đây nguồn thu nhập lớn để trang trải cuộc sống.
Khi gà cất tiếng gáy râm ran cả vùng quê cũng là lúc “thợ” đặt trúm lươn thu dọn “đồ nghề” trở về nhà. Thành quả sau một đêm bẫy lươn đã mang lại cho người dân nơi đây nguồn thu nhập lớn để trang trải cuộc sống.
Lươn đồng luôn được xem là “đặc sản” trong ẩm thực, được nhiều người ưa chuộng với nhiều món ăn ngon và rất bổ dưỡng …Nghề đặt trúm lươn đã trở thành truyền thống, gắn bó lâu đời với cư dân nhiều vùng nông thôn của tỉnh Quảng Bình.
Lươn đồng luôn được xem là “đặc sản” trong ẩm thực, được nhiều người ưa chuộng với nhiều món ăn ngon và rất bổ dưỡng …Nghề đặt trúm lươn đã trở thành truyền thống, gắn bó lâu đời với cư dân nhiều vùng nông thôn của tỉnh Quảng Bình.

 

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần