Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Quảng Bình: Linh thiêng lễ Cầu ngư ở làng biển gần 400 năm tuổi

Bùi Biền
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Sáng 5/2 (tức Rằm tháng Giêng), làng biển Cảnh Dương tổ chức lễ Cầu ngư, khởi đầu mùa biển năm mới với ước vọng ra khơi thuận buồm xuôi gió, hải sản đầy khoang.

Quảng Bình: Linh thiêng lễ Cầu ngư ở làng biển gần 400 năm tuổi - Ảnh 1
Từ bao đời nay, lễ hội Cầu ngư là hoạt động văn hóa - tâm linh đặc trưng của cộng đồng cư dân miền biển gắn với tín ngưỡng thờ cúng cá Ông (cá Voi).
Với lịch sử hình thành gần 400 năm, làng biển Cảnh Dương (huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình) là vùng đất địa linh nhân kiệt, một trong “Bát danh hương” của Quảng Bình xưa. Hằng năm, vào ngày Rằm tháng Giêng, làng biển này long trọng tổ chức lễ Cầu Ngư, thể hiện khát vọng bình yên, cầu cho một năm mưa thuận gió hòa, tàu thuyền ra khơi vào lộng được nhiều tôm cá.
Với lịch sử hình thành gần 400 năm, làng biển Cảnh Dương (huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình) là vùng đất địa linh nhân kiệt, một trong “Bát danh hương” của Quảng Bình xưa. Hằng năm, vào ngày Rằm tháng Giêng, làng biển này long trọng tổ chức lễ Cầu Ngư, thể hiện khát vọng bình yên, cầu cho một năm mưa thuận gió hòa, tàu thuyền ra khơi vào lộng được nhiều tôm cá.
Quảng Bình: Linh thiêng lễ Cầu ngư ở làng biển gần 400 năm tuổi - Ảnh 2
Năm 2018, lễ Cầu ngư làng biển Cảnh Dương được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đây là một lễ hội có truyền thống lâu đời, hoạt động tâm linh đặc sắc, phản ánh đời sống văn hóa tinh thần phong phú và những tín ngưỡng mang màu sắc huyền bí trên sóng nước.
Sau 2 năm tổ chức ngắn gọn do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, năm nay, lễ Cầu ngư làng Cảnh Dương được long trọng tổ chức với 2 phần. Phần thứ nhất là “Lễ rước Thành Hoàng về dự lễ Cầu ngư”, phần thứ hai là “Lễ Cầu ngư và phát động ra quân đánh bắt hải sản”.
Sau 2 năm tổ chức ngắn gọn do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, năm nay, lễ Cầu ngư làng Cảnh Dương được long trọng tổ chức với 2 phần. Phần thứ nhất là “Lễ rước Thành Hoàng về dự lễ Cầu ngư”, phần thứ hai là “Lễ Cầu ngư và phát động ra quân đánh bắt hải sản”.
Từ sớm ngày diễn ra lễ hội, đông đảo ngư dân, chủ tàu thuyền, các tổ hợp tác, hợp tác xã lập theo từng đoàn, tề tựu về Đình thờ tổ và Ngư Linh miếu dâng hương, lễ vật lên các đấng thần linh. Bên cạnh đó, nhiều du khách thập phương cũng đã đổ về tham dự hoạt động tâm linh đặc sắc này.
Từ sớm ngày diễn ra lễ hội, đông đảo ngư dân, chủ tàu thuyền, các tổ hợp tác, hợp tác xã lập theo từng đoàn, tề tựu về Đình thờ tổ và Ngư Linh miếu dâng hương, lễ vật lên các đấng thần linh. Bên cạnh đó, nhiều du khách thập phương cũng đã đổ về tham dự hoạt động tâm linh đặc sắc này.
Tại Đình thờ tổ và Ngư Linh miếu, các bậc cao niên tiến hành phần lễ long trọng theo nghi thức truyền thống, dâng hương và lễ vật để kính cáo với tổ tiên, các vị thần ngư cầu mong cho trời yên biển lặng, làng xã ấm no, yên bình, hạnh phúc, ra khơi thuận lợi, tôm cá đầy khoang.
Tại Đình thờ tổ và Ngư Linh miếu, các bậc cao niên tiến hành phần lễ long trọng theo nghi thức truyền thống, dâng hương và lễ vật để kính cáo với tổ tiên, các vị thần ngư cầu mong cho trời yên biển lặng, làng xã ấm no, yên bình, hạnh phúc, ra khơi thuận lợi, tôm cá đầy khoang.
Nghi lễ quan trọng nhất trong lễ cầu ngư này là nghi lễ đọc văn tế Thần Ngư. Một vị cao niên có uy tín nhất được làng cử ra để dâng hương và đọc văn tế. Bài văn tế thể hiện lòng biết ơn sự che chở, nâng đỡ của cá Ông và cá Bà với ngư dân trong những chuyến đi biển, cũng như lời khẩn cầu về một mùa biển yên bình, bội thu.
Nghi lễ quan trọng nhất trong lễ cầu ngư này là nghi lễ đọc văn tế Thần Ngư. Một vị cao niên có uy tín nhất được làng cử ra để dâng hương và đọc văn tế. Bài văn tế thể hiện lòng biết ơn sự che chở, nâng đỡ của cá Ông và cá Bà với ngư dân trong những chuyến đi biển, cũng như lời khẩn cầu về một mùa biển yên bình, bội thu.
Tiếp đến là tiết mục múa hát dân ca và biểu diễn “múa bông chèo cạn” do chính những ngư dân Cảnh Dương biểu diễn. Nghệ nhân Lê Thành Lộc chia sẻ: ''Là một người con làng Cảnh Dương, được biểu diễu trong lễ Cầu Ngư là niềm vinh dự to lớn, qua góp phần lưu giữ và lan tỏa nét văn truyền thống đặc sắc của quê hương''.
Tiếp đến là tiết mục múa hát dân ca và biểu diễn “múa bông chèo cạn” do chính những ngư dân Cảnh Dương biểu diễn. Nghệ nhân Lê Thành Lộc chia sẻ: ''Là một người con làng Cảnh Dương, được biểu diễu trong lễ Cầu Ngư là niềm vinh dự to lớn, qua góp phần lưu giữ và lan tỏa nét văn truyền thống đặc sắc của quê hương''.
Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch UBND xã Cảnh Dương cho biết: "Lễ cầu ngư Cảnh Dương là lễ hội truyền thống, mang đậm bản sắc ngư dân vùng biển, có ý nghĩa trong việc giáo dục, bồi đắp tình yêu quê hương đất nước, tinh thần gắn kết cộng đồng. Đây cũng là dịp đẩy mạnh tuyên truyền, động viên ngư dân tích cực sản xuất, phát triển kinh tế biển''.
Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch UBND xã Cảnh Dương cho biết: "Lễ cầu ngư Cảnh Dương là lễ hội truyền thống, mang đậm bản sắc ngư dân vùng biển, có ý nghĩa trong việc giáo dục, bồi đắp tình yêu quê hương đất nước, tinh thần gắn kết cộng đồng. Đây cũng là dịp đẩy mạnh tuyên truyền, động viên ngư dân tích cực sản xuất, phát triển kinh tế biển''.
Trao đổi với phóng viên, Giám đốc Sở Du lịch Quảng Bình Nguyễn Ngọc Quý chia sẻ, Quảng Bình không chỉ nổi tiếng về hang động, các di sản thế giới mà còn là vùng đất địa linh nhân kiệt, nhiều hoạt động văn hóa - lễ hội đặc sắc. Ngành du lịch đang rất quan tâm và sẽ tham mưu cho các ngành chức năng bảo tồn và phát huy, tăng cường quảng bá trên phương tiện thông tin đại chúng để thu hút khách du lịch.
Trao đổi với phóng viên, Giám đốc Sở Du lịch Quảng Bình Nguyễn Ngọc Quý chia sẻ, Quảng Bình không chỉ nổi tiếng về hang động, các di sản thế giới mà còn là vùng đất địa linh nhân kiệt, nhiều hoạt động văn hóa - lễ hội đặc sắc. Ngành du lịch đang rất quan tâm và sẽ tham mưu cho các ngành chức năng bảo tồn và phát huy, tăng cường quảng bá trên phương tiện thông tin đại chúng để thu hút khách du lịch.
Tại buổi lễ, Bí thư Huyện ủy Quảng Trạch Nguyễn Xuân Đạt và đại diện chỉ huy Đồn Biên phòng Roòn, các đơn vị trên địa bàn trao tặng cờ Tổ quốc và ảnh Bác Hồ cho các ngư dân, chủ tàu để động viên tinh thần hăng hái vươn khơi bám biển sản xuất, góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Tại buổi lễ, Bí thư Huyện ủy Quảng Trạch Nguyễn Xuân Đạt và đại diện chỉ huy Đồn Biên phòng Roòn, các đơn vị trên địa bàn trao tặng cờ Tổ quốc và ảnh Bác Hồ cho các ngư dân, chủ tàu để động viên tinh thần hăng hái vươn khơi bám biển sản xuất, góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Cảnh Dương là làng biển nổi tiếng của tỉnh Quảng Bình, có đội tàu cá với hơn 600 chiếc, trong đó chủ yếu đánh bắt ở vùng xa bờ. Nhờ vươn khơi bám biển sản xuất hiệu quả nên đời sống ngư dân ngày càng được được nâng lên. Trong năm 2022, sản lượng đánh bắt hải sản của xã Cảnh Dương khoảng 4.260 tấn, đạt 113,6% kế hoạch. 
Cảnh Dương là làng biển nổi tiếng của tỉnh Quảng Bình, có đội tàu cá với hơn 600 chiếc, trong đó chủ yếu đánh bắt ở vùng xa bờ. Nhờ vươn khơi bám biển sản xuất hiệu quả nên đời sống ngư dân ngày càng được được nâng lên. Trong năm 2022, sản lượng đánh bắt hải sản của xã Cảnh Dương khoảng 4.260 tấn, đạt 113,6% kế hoạch.