Quảng Bình: Linh thiêng lễ giỗ Thánh Mẫu Liễu Hạnh

Bùi Biền
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Hàng năm, từ ngày mồng 1-3/3 âm lịch, người dân xã Quảng Đông (huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình) lại thành kính tổ chức lễ giỗ Thánh Mẫu Liễu Hạnh, thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn và gìn giữ nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc.

Theo truyền thuyết dân gian Việt Nam, Đức Thánh Mẫu Liễu Hạnh là một vị thánh trong Tứ Bất Tử. Thánh Mẫu là con gái của Ngọc Hoàng, đã 3 lần giáng sinh phàm trần, hiển linh cứu dân giúp nước. Thánh Mẫu Liễu Hạnh từng được triều đại phong kiến từ thời Lê đến thời Nguyễn cấp nhiều sắc, tôn phong là "Mẫu nghi thiên hạ" và được Nhân dân cả nước thờ phụng, tôn vinh.
Theo truyền thuyết dân gian Việt Nam, Đức Thánh Mẫu Liễu Hạnh là một vị thánh trong Tứ Bất Tử. Thánh Mẫu là con gái của Ngọc Hoàng, đã 3 lần giáng sinh phàm trần, hiển linh cứu dân giúp nước. Thánh Mẫu Liễu Hạnh từng được triều đại phong kiến từ thời Lê đến thời Nguyễn cấp nhiều sắc, tôn phong là "Mẫu nghi thiên hạ" và được Nhân dân cả nước thờ phụng, tôn vinh.
Để ghi nhớ công ơn của Thánh Mẫu Liễu Hạnh, Nhân dân Quảng Bình đã lập đền thờ ngay dưới chân đèo Ngang, bên đường thiên lý Bắc - Nam. Con cháu đời đời phụng thờ và lấy ngày 3/3 âm lịch hàng năm là ngày Thánh Mẫu “không bệnh mà hóa” để tổ chức lễ giỗ rất thành kính…
Để ghi nhớ công ơn của Thánh Mẫu Liễu Hạnh, Nhân dân Quảng Bình đã lập đền thờ ngay dưới chân đèo Ngang, bên đường thiên lý Bắc - Nam. Con cháu đời đời phụng thờ và lấy ngày 3/3 âm lịch hàng năm là ngày Thánh Mẫu “không bệnh mà hóa” để tổ chức lễ giỗ rất thành kính…
Lễ giỗ Thánh Mẫu Liễu Hạnh năm nay diễn ra từ ngày 20 - 22/4 (1 - 3/3 âm lịch). Sau 3 năm do ảnh hưởng dịch Covid-19, năm nay lễ giỗ được tổ chức quy mô hơn, bao gồm cả phần lễ và phần hội, thu hút đông đảo người dân và du khách đến tham gia, chiêm bái.
Lễ giỗ Thánh Mẫu Liễu Hạnh năm nay diễn ra từ ngày 20 - 22/4 (1 - 3/3 âm lịch). Sau 3 năm do ảnh hưởng dịch Covid-19, năm nay lễ giỗ được tổ chức quy mô hơn, bao gồm cả phần lễ và phần hội, thu hút đông đảo người dân và du khách đến tham gia, chiêm bái.
Lễ hội đồng thời được tổ chức 2 điểm tại đình làng Vịnh Sơn và đền thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh với nhiều hoạt động văn hóa tâm linh đặc sắc. Trong đó, phần lễ bao gồm các lễ cúng, tế, rước sắc phong, các hoạt động hầu văn; phần hội chủ yếu diễn ra ở đình làng Vịnh Sơn gồm các hoạt động, như: Nấu bánh chưng, tổ chức các trò chơi dân gian.
Lễ hội đồng thời được tổ chức 2 điểm tại đình làng Vịnh Sơn và đền thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh với nhiều hoạt động văn hóa tâm linh đặc sắc. Trong đó, phần lễ bao gồm các lễ cúng, tế, rước sắc phong, các hoạt động hầu văn; phần hội chủ yếu diễn ra ở đình làng Vịnh Sơn gồm các hoạt động, như: Nấu bánh chưng, tổ chức các trò chơi dân gian.
Ngay từ sáng sớm, rất đông người dân đã thành kính mang lễ vật đến bày biện chu tất trên các ban thờ trong đình làng Vịnh Sơn và đền thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh. Lễ giỗ được xem là một kỳ lễ trọng tại làng Vịnh Sơn.
Ngay từ sáng sớm, rất đông người dân đã thành kính mang lễ vật đến bày biện chu tất trên các ban thờ trong đình làng Vịnh Sơn và đền thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh. Lễ giỗ được xem là một kỳ lễ trọng tại làng Vịnh Sơn.
Đây là hoạt động văn hóa tâm linh đặc biệt của Nhân dân hướng về cội nguồn dân tộc; đồng thời cũng là dịp nhắc nhở cháu con thế hệ hôm nay và mai sau phải khắc ghi công ơn của các bậc tiền nhân đã có công dựng nước và giữ nước. 
Đây là hoạt động văn hóa tâm linh đặc biệt của Nhân dân hướng về cội nguồn dân tộc; đồng thời cũng là dịp nhắc nhở cháu con thế hệ hôm nay và mai sau phải khắc ghi công ơn của các bậc tiền nhân đã có công dựng nước và giữ nước. 
Theo cụ Nguyễn Đức Giang (SN 1943, trú thôn Vịnh Sơn, xã Quảng Đông), lễ giỗ Mẫu có nguồn gốc lịch sử và xã hội từ xa xưa, là một phần trong tín ngưỡng thờ Mẫu tại Việt Nam nói chung và người dân Quảng Bình nói riêng. Để tham dự lễ, người dân phải ăn mặc lịch sự, chỉnh tề trước bậc tôn nghiêm thánh Mẫu. Phụng sự cho lễ giỗ Mẫu là những người lớn tuổi, có uy tín trong làng, xã.
Theo cụ Nguyễn Đức Giang (SN 1943, trú thôn Vịnh Sơn, xã Quảng Đông), lễ giỗ Mẫu có nguồn gốc lịch sử và xã hội từ xa xưa, là một phần trong tín ngưỡng thờ Mẫu tại Việt Nam nói chung và người dân Quảng Bình nói riêng. Để tham dự lễ, người dân phải ăn mặc lịch sự, chỉnh tề trước bậc tôn nghiêm thánh Mẫu. Phụng sự cho lễ giỗ Mẫu là những người lớn tuổi, có uy tín trong làng, xã.
Ông Đinh Trọng Tấn, công chức văn hoá - xã hội UBND xã Quảng Đông cho biết, lễ giỗ mẫu Liễu Hạnh là hoạt động văn hoá - tâm linh đặc sắc của người dân địa phương. Lễ hội này có từ xa xưa, theo tín ngưỡng thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh. Trải qua nhiều năm bị mai một, từ năm 2000, lễ giỗ Mẫu được chính quyền và các ngành chức năng ngày càng quan tâm, tổ chức long trọng, thành kính thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, giữ gìn nét văn hoá truyền thống.
Ông Đinh Trọng Tấn, công chức văn hoá - xã hội UBND xã Quảng Đông cho biết, lễ giỗ mẫu Liễu Hạnh là hoạt động văn hoá - tâm linh đặc sắc của người dân địa phương. Lễ hội này có từ xa xưa, theo tín ngưỡng thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh. Trải qua nhiều năm bị mai một, từ năm 2000, lễ giỗ Mẫu được chính quyền và các ngành chức năng ngày càng quan tâm, tổ chức long trọng, thành kính thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, giữ gìn nét văn hoá truyền thống.
Trao đổi với phóng viên, Phó Chủ tịch UBND huyện Quảng Trạch Trần Quang Trung cho biết, từ lâu đền thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh đã trở thành một điểm đến tâm linh nổi tiếng. Đặc biệt là dịp đầu năm và những ngày diễn ra lễ giỗ Thánh Mẫu Liễu Hạnh, mỗi ngày có hàng chục nghìn lượt người dân và du khách thập phương đến đây dâng hương để xin tài lộc, cầu sức khỏe, bình an.
Trao đổi với phóng viên, Phó Chủ tịch UBND huyện Quảng Trạch Trần Quang Trung cho biết, từ lâu đền thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh đã trở thành một điểm đến tâm linh nổi tiếng. Đặc biệt là dịp đầu năm và những ngày diễn ra lễ giỗ Thánh Mẫu Liễu Hạnh, mỗi ngày có hàng chục nghìn lượt người dân và du khách thập phương đến đây dâng hương để xin tài lộc, cầu sức khỏe, bình an.