Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Quảng Bình: Nông dân chong đèn “nuôi” hoa Tết

Bùi Biền
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Những ngày này, người trồng hoa trên địa bàn tỉnh Quảng Bình đang tích cực chăm sóc, chong đèn điện xuyên đêm để đảm bảo hoa nở đúng dịp Xuân về.

Tại làng hoa phường Quảng Long (thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình), người trồng hoa đã tiến hành xuống giống được khoảng 15 - 20 ngày để kịp phục vụ cho dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023. Năm nay, người dân xuống giống có phần muộn hơn so với những năm trước.
Tại làng hoa phường Quảng Long (thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình), người trồng hoa đã tiến hành xuống giống được khoảng 15 - 20 ngày để kịp phục vụ cho dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023. Năm nay, người dân xuống giống có phần muộn hơn so với những năm trước.
Với người trồng hoa, Tết Nguyên đán được xem là vụ mùa quan trọng và đáng mong chờ nhất trong năm. Để chăm sóc tốt cho vụ này, người dân thường hối hả ra đồng cả ngày lẫn đêm tưới nước, làm cỏ, bón phân, diệt trừ sâu bệnh để đảm bảo cho hoa sinh trưởng và phát triển tốt.
Với người trồng hoa, Tết Nguyên đán được xem là vụ mùa quan trọng và đáng mong chờ nhất trong năm. Để chăm sóc tốt cho vụ này, người dân thường hối hả ra đồng cả ngày lẫn đêm tưới nước, làm cỏ, bón phân, diệt trừ sâu bệnh để đảm bảo cho hoa sinh trưởng và phát triển tốt.
Tỷ mẩn chăm sóc cho ruộng hoa, ông Trương Quốc Tuấn (SN 1968, trú TDP Trường Sơn, phường Quảng Long) cho biết, vụ mùa năm nay, gia đình ông gieo trồng khoảng 10.000 cây hoa các loại như hoa pha lê, cúc, hoa màu… trên diện tích khoảng 400m2. “Năm nay, mưa bão ít nên khá thuận lợi cho người dân trồng hoa. Những năm trước, mưa lũ nhiều nên rất khó để cho hoa nở đúng dịp, nhiều hộ phải trồng đi trồng lại đến 2 - 3 lần…” - ông Trương Quốc Tuấn nói.
Tỷ mẩn chăm sóc cho ruộng hoa, ông Trương Quốc Tuấn (SN 1968, trú TDP Trường Sơn, phường Quảng Long) cho biết, vụ mùa năm nay, gia đình ông gieo trồng khoảng 10.000 cây hoa các loại như hoa pha lê, cúc, hoa màu… trên diện tích khoảng 400m2. “Năm nay, mưa bão ít nên khá thuận lợi cho người dân trồng hoa. Những năm trước, mưa lũ nhiều nên rất khó để cho hoa nở đúng dịp, nhiều hộ phải trồng đi trồng lại đến 2 - 3 lần…” - ông Trương Quốc Tuấn nói.
Ngoài việc tích cực chăm sóc, bảo vệ hoa, người dân còn phải áp dụng thêm một phương pháp đặc biệt đó là chong đèn “nuôi” hoa. Đây là một kỹ thuật phổ biến của người trồng hoa nhằm biến đêm thành ngày, giúp cây nhanh phát triển.
Ngoài việc tích cực chăm sóc, bảo vệ hoa, người dân còn phải áp dụng thêm một phương pháp đặc biệt đó là chong đèn “nuôi” hoa. Đây là một kỹ thuật phổ biến của người trồng hoa nhằm biến đêm thành ngày, giúp cây nhanh phát triển.
Theo người dân, việc sử dụng ánh sáng, không cho cây “ngủ” nhằm kích thích tăng trưởng. Cây hoa sẽ liên tục nhận năng lượng từ ánh sáng và quang hợp, cao lớn hơn, thân thẳng, đặc biệt là nở đúng thời gian theo ý định người trồng.
Theo người dân, việc sử dụng ánh sáng, không cho cây “ngủ” nhằm kích thích tăng trưởng. Cây hoa sẽ liên tục nhận năng lượng từ ánh sáng và quang hợp, cao lớn hơn, thân thẳng, đặc biệt là nở đúng thời gian theo ý định người trồng.
Hệ thống bóng điện chiếu sáng cho ruộng hoa được lắp đặt với mật độ cách nhau từ 1,5 - 2m, tùy vào điều kiện của mỗi gia đình để lựa chọn các loại bóng điện có công suất và mức độ tiết kiệm điện khác nhau, nhưng phổ biến nhất vẫn là loại bóng đèn có công suất từ 15 - 20W. Khi màn đêm vừa buông xuống, hàng nghìn bóng đèn điện đồng loạt được bật sáng, rực rỡ cả một vùng.
Hệ thống bóng điện chiếu sáng cho ruộng hoa được lắp đặt với mật độ cách nhau từ 1,5 - 2m, tùy vào điều kiện của mỗi gia đình để lựa chọn các loại bóng điện có công suất và mức độ tiết kiệm điện khác nhau, nhưng phổ biến nhất vẫn là loại bóng đèn có công suất từ 15 - 20W. Khi màn đêm vừa buông xuống, hàng nghìn bóng đèn điện đồng loạt được bật sáng, rực rỡ cả một vùng.
Là người có kinh nghiệm trồng hoa hơn 30 năm nay, bà Trần Thị Lịch (SN 1958, trú tổ dân phố Trường Sơn, phường Quảng Long) cho biết, sau khi xuống giống khoảng tầm 3 - 5 ngày, người dân bắt đầu chong đèn nuôi hoa. Khi cây đã phát triển ổn định thì ngắt chiếu sáng. Nếu ngắt đèn sớm thì hoa nở sớm, ngắt đèn muộn thì hoa nở muộn.
Là người có kinh nghiệm trồng hoa hơn 30 năm nay, bà Trần Thị Lịch (SN 1958, trú tổ dân phố Trường Sơn, phường Quảng Long) cho biết, sau khi xuống giống khoảng tầm 3 - 5 ngày, người dân bắt đầu chong đèn nuôi hoa. Khi cây đã phát triển ổn định thì ngắt chiếu sáng. Nếu ngắt đèn sớm thì hoa nở sớm, ngắt đèn muộn thì hoa nở muộn.
Thông thường, người dân chong đèn từ 18 giờ hôm trước đến tận 5 giờ sáng hôm sau, liên tục trong vòng 25 - 30 ngày. Do thời gian chiếu sáng kéo dài và liên tục nên người dân phải chi trả phí sử dụng điện khá cao…
Thông thường, người dân chong đèn từ 18 giờ hôm trước đến tận 5 giờ sáng hôm sau, liên tục trong vòng 25 - 30 ngày. Do thời gian chiếu sáng kéo dài và liên tục nên người dân phải chi trả phí sử dụng điện khá cao…
Ông Phan Mạnh Hùng (SN 1958, trú tổ dân phố Trường Sơn, phường Quảng Long) cho biết, vụ mùa năm nay, gia đình ông gieo trồng khoảng gần 36.000 cây hoa các loại, chủ yếu là hoa cúc và hoa màu. “Theo tính toán, chi phí tiền điện chiếu sáng sẽ vụ này rơi vào khoảng 2 triệu đồng, đây không phải là một khoản tiền nhỏ đối với tôi nhưng đổi lại, thu nhập từ ruộng hoa mang lại là rất lớn, nếu hoa đạt chất lượng, được giá cao…” - ông Phan Mạnh Hùng nói.
Ông Phan Mạnh Hùng (SN 1958, trú tổ dân phố Trường Sơn, phường Quảng Long) cho biết, vụ mùa năm nay, gia đình ông gieo trồng khoảng gần 36.000 cây hoa các loại, chủ yếu là hoa cúc và hoa màu. “Theo tính toán, chi phí tiền điện chiếu sáng sẽ vụ này rơi vào khoảng 2 triệu đồng, đây không phải là một khoản tiền nhỏ đối với tôi nhưng đổi lại, thu nhập từ ruộng hoa mang lại là rất lớn, nếu hoa đạt chất lượng, được giá cao…” - ông Phan Mạnh Hùng nói.
Chủ tịch UBND phường Quảng Long Ngô Văn Sáu cho biết, đến thời điểm này, cơ bản bà con nông dân đã xuống giống xong và đang tích cực chăm sóc, bảo vệ hoa để phục vụ dịp Tết Nguyên đán. Năm nay, toàn phường có gần 100 hộ dân gieo trồng trên diện tích khoảng 20ha hoa các loại. “Nghề trồng hoa mang lại thu nhập rất cao cho người dân, gấp 5 - 6 lần sản xuất nông nghiệp thông thường. Trong thời gian tới, chính quyền địa phương sẽ có các chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện để mở rộng thêm diện tích trồng hoa và các loại cây mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân” - Chủ tịch UBND phường Quảng Long thông tin.
Chủ tịch UBND phường Quảng Long Ngô Văn Sáu cho biết, đến thời điểm này, cơ bản bà con nông dân đã xuống giống xong và đang tích cực chăm sóc, bảo vệ hoa để phục vụ dịp Tết Nguyên đán. Năm nay, toàn phường có gần 100 hộ dân gieo trồng trên diện tích khoảng 20ha hoa các loại. “Nghề trồng hoa mang lại thu nhập rất cao cho người dân, gấp 5 - 6 lần sản xuất nông nghiệp thông thường. Trong thời gian tới, chính quyền địa phương sẽ có các chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện để mở rộng thêm diện tích trồng hoa và các loại cây mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân” - Chủ tịch UBND phường Quảng Long thông tin.
Nghề trồng hoa là một nghề mang tính thời vụ, nhưng mang lại thu nhập cao. Vào vụ mùa Tết Nguyên đán, người dân thường sẽ “ăn, ngủ” cùng hoa, kỳ vọng được mùa, giá cao để đón xuân ấm no, đủ đầy.
Nghề trồng hoa là một nghề mang tính thời vụ, nhưng mang lại thu nhập cao. Vào vụ mùa Tết Nguyên đán, người dân thường sẽ “ăn, ngủ” cùng hoa, kỳ vọng được mùa, giá cao để đón xuân ấm no, đủ đầy.
Những ngày này, đến làng hoa Quảng Long và các vùng trồng hoa truyền thống như Lý Trạch (huyện Bố Trạch), Hồng Thủy (huyện Lệ Thủy)… vào ban đêm, nhiều người không khỏi thích thú, ngỡ ngàng trước khung cảnh lung linh, sáng rực bởi hàng ngàn ngọn đèn điện cùng lúc được thắp sáng trên những ruộng hoa.
Những ngày này, đến làng hoa Quảng Long và các vùng trồng hoa truyền thống như Lý Trạch (huyện Bố Trạch), Hồng Thủy (huyện Lệ Thủy)… vào ban đêm, nhiều người không khỏi thích thú, ngỡ ngàng trước khung cảnh lung linh, sáng rực bởi hàng ngàn ngọn đèn điện cùng lúc được thắp sáng trên những ruộng hoa.