Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Quảng Nam kè khẩn cấp bờ sông Quảng Huế sau 5 lần sạt lở

Kinhtedothi- Dự án kè chống sạt lở khẩn cấp bờ sông Quảng Huế sau khi hoàn thành sẽ ngăn chặn tình trạng sạt lở đất, ổn định cuộc sống lâu dài cho người vùng bị ảnh hưởng ở khu vực ven sông.
Bờ sông Quảng Huế thuộc đoạn qua thôn Phú Nghĩa, xã Đại An, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam. Đây là khu vực sạt lở diễn biến phức tạp, mỗi năm nước sông ăn sâu vào làng mạc, cuốn trôi nhiều diện tích đất sản xuất của hàng trăm hộ dân.  
Tháng 3/2024, UBND tỉnh Quảng Nam đã có quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng kè chống sạt lở khẩn cấp bờ sông Quảng Huế. Tổng mức đầu tư dự án là 64,5 tỷ đồng từ ngân sách trung ương. Chủ đầu tư là Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh.
Bờ sông Quảng Huế bắt đầu sạt lở từ cuối năm 2020. Qua các đợt thiên tai, quá trình sạt lở ngày càng nghiêm trọng, cuốn trôi đất sản xuất của người dân.
Dự án xây dựng kè chống xói lở hai bên bờ sông với 3 đoạn bờ dài 1.200m, bao gồm đoạn kè sau đập dài 260m, đoạn sửa chữa bờ tả 544,8m và đoạn xây mới kè bờ hữu 395,2m.
Ghi nhận thực tế của phóng viên báo Kinh tế & Đô thị, đơn vị nhà thầu đang tiến hành hạn chế dòng chảy để thi công chân kè, gia cố chống xói hạ lưu đập, sửa chữa đoạn kè vai phải hố xói hạ lưu đập cùng một số hạng mục đường.  
Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh cho biết dự án được khởi công vào tháng 7/2024. Thời gian hoàn thành công trình dự kiến vào giữa tháng 12/2025.  
Trong các đợt mưa bão năm 2022 và 2023, chính quyền địa phương đã phải thực hiện phương án sơ tán khẩn cấp 11 hộ dân, với 33 nhân khẩu. Vì vậy, dự án kè bờ sông Quảng Huế được người dân kỳ vọng và đóng vai trò quan trọng trong việc ổn định đời sống, phát triển kinh tế - xã hội vùng dự án.
Khu vực ven sông Quảng Huế đã có gần 2 hecta đất sản xuất bị nước lũ cuốn trôi. Đơn vị thi công vì vậy đã gia cố bằng rọ đá bọc nhựa trong hệ thống khung giằng, nâng cao độ hố xói hiện trạng, và gia cố phần chân bằng lăng thể đá đổ. Ngoài ra, đơn vị thi công tháo dỡ phần mái bị sạt lở, hư hỏng nặng phía trên đỉnh kè đến hết phạm vi hư hỏng và gia cố lại mái bằng thảm đá bọc nhựa trong hệ khung giằng dọc ngang.  
Thời tiết hiện đang ủng hộ nên đơn vị thi công đẩy nhanh tiến độ để hoàn thành dự án đúng thời hạn. Hiện khối lượng thực hiện dự án đạt khoảng 90%.  
Tuy nhiên, trên thực tế, công trình vẫn còn nhiều hạng mục đang trong giai đoạn hoàn thiện. Máy móc và nhân lực tiếp tục dàn trải tại nhiều điểm thi công.  
Theo quan sát, đoạn sông Quảng Huế ngoài phạm vi dự án vẫn còn nhiều điểm sạt lở, đe dọa trực tiếp đến đất canh tác của người dân.
GRDP Quảng Nam ước tính tăng trưởng 7,1%

GRDP Quảng Nam ước tính tăng trưởng 7,1%

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
"Quy hoạch ngược” và bài toán quản lý

"Quy hoạch ngược” và bài toán quản lý

28 Mar, 10:13 AM

Kinhtedothi - Quy hoạch phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng (Transit Oriented Development - TOD) có một cách tiếp cận mới gọi là “quy hoạch ngược”, chấm dứt tình trạng giao thông chạy theo đô thị.

Vướng mắc giải phóng mặt bằng: tiến độ nhiều dự án vẫn rất chậm

Vướng mắc giải phóng mặt bằng: tiến độ nhiều dự án vẫn rất chậm

23 Mar, 05:26 AM

Kinhtedothi - Sau chỉ đạo của UBND TP Hà Nội, yêu cầu đẩy nhanh tiến độ một số dự án giao thông trọng điểm, nhưng nhiều dự án vẫn ách tắc nhiều năm, chưa có tiến triển rõ rệt. Vướng mắc trong giải phóng mặt bằng (GPMB) là sức cản chính khiến tiến độ nhiều công trình chậm thấy rõ.

Đột phá trong việc bảo đảm trật tự, an toàn giao thông

Đột phá trong việc bảo đảm trật tự, an toàn giao thông

16 Mar, 05:46 AM

Kinhtedothi - Hàng loạt chính sách mới có hiệu lực từ đầu năm 2025 đã tạo ra những chuyển biến rõ rệt trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông. Để hoàn thành nhiệm vụ trong tình hình mới cũng đòi hỏi tư duy, nhận thức, phương pháp, cách làm mới, quyết liệt và tinh nhuệ hơn.

Vì sao nhu cầu thị trường cao nhưng giao dịch chưa nhiều?

Vì sao nhu cầu thị trường cao nhưng giao dịch chưa nhiều?

15 Mar, 07:35 PM

Kinhtedothi - Ngay từ những ngày đầu năm 2025, thị trường bất động sản (BĐS) đã chứng kiến hàng loạt các dự án lớn được mở bán, triển khai đầu tư, cũng như khởi động trở lại sau một thời gian dài nằm “đắp chiếu”.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ