Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Quảng Nam nỗ lực về đích xóa nhà tạm, nhà dột nát trước tháng 9

Kinhtedothi - Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam Lương Nguyễn Minh Triết yêu cầu các địa phương khẩn trương rà soát, lên phương án và tổng lực triển khai hoàn thành kế hoạch xóa nhà tạm, nhà dột nát trong tháng 6 và tháng 7.

Đã hoàn thành hơn 9.725 căn nhà

Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Môi trường, tổng số nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2023 - 2025 là 11.523 căn; trong đó xây mới 7.843 nhà, sửa chữa 3.680 căn. Tổng nhu cầu kinh phí thực hiện theo nghị quyết của HĐND tỉnh là 301,654 tỷ đồng.

Hiện tỉnh đã triển khai thực hiện được 9.725 nhà/11.523 nhà, đạt tỷ lệ 84,4%. Trong đó đã triển khai thực hiện được 1.361 nhà/1.591 nhà theo chương trình do Thủ tướng đã phát động, đạt 85,54%. Tổng số nhà còn lại là 1.798 nhà, gồm 775 nhà gia đình đã cam kết với UBND cấp xã triển khai, 1.023 nhà đề nghị đưa ra khỏi danh sách phê duyệt và 88 nhà theo chương trình do Thủ tướng phê duyệt.

Ông Bùi Ngọc Ảnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường nêu một số khó khăn, vướng mắc.

Tỉnh đã phân bổ kinh phí 275,6 tỷ đồng, gồm ngân sách tỉnh 170 tỷ đồng, ngân sách TP Đà Nẵng hỗ trợ gần 10 tỷ đồng và nguồn vận động hơn 95 tỷ đồng; so với nhu cầu kinh phí thực hiện còn thiếu khoảng 26 tỷ đồng.

Trong quá trình triển khai, nhiều địa phương đã đạt tỷ lệ thực hiện cao. Điển hình là một số huyện có kết quả nổi bật: Tây Giang đạt 98,3%, còn 20 nhà tạm chưa triển khai; Bắc Trà My đạt 90,76%, còn 144 nhà chưa triển khai; Nam Giang đạt 90,23%, còn 169 nhà chưa triển khai. Ở khu vực đồng bằng, trung du có huyện Tiên Phước đạt 94,79%, còn 11 nhà tạm chưa triển khai; Núi Thành đạt 93,46%, còn 36 nhà tạm chưa triển khai; Đại Lộc đạt 91,71%, còn 36 nhà tạm chưa thực hiện.

Ông Bùi Ngọc Ảnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường cho biết đa số các nhà chưa thực hiện đều thuộc hoàn cảnh rất khó khăn như tuổi cao, khuyết tật, đơn thân, không có lao động… Quá trình thực hiện còn gặp một số khó khăn, vướng mắc như chi phí vận chuyển, giá vật liệu, nhân công ở các địa bàn miền núi, huyện nghèo đều tăng cao.

Một số địa phương còn liên tục điều chỉnh, thay đổi số lượng, loại nhà tạm, nhà dột nát đã phê duyệt, báo cáo như: Duy Xuyên, Tây Giang, Đông Giang, Phước Sơn, Phú Ninh, Đại Lộc…; chưa chấp hành nghiêm túc nội dung chỉ đạo theo kết luận của Ban Chỉ đạo tỉnh cùng các văn bản điều hành của UBND tỉnh. Nhiều địa phương cũng chậm trễ trong việc đề xuất hỗ trợ nguồn nhân lực gửi về cơ quan thường trực.

Đẩy mạnh đợt cao điểm để về đích

Chia sẻ tại hội nghị chiều 20/5, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Văn Dũng khẳng định địa phương phải có trách nhiệm hoàn thành các chỉ tiêu đã đăng ký. Vì vậy, lãnh đạo sở, ngành, địa phương cần nhìn thẳng vào những khó khăn, vướng mắc và đề xuất để có giải pháp, chủ trương sớm nhất.

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Văn Dũng phát biểu.

Ông Lê Văn Dũng đưa ra hạn cuối phải hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát cho các đối tượng chính sách trước ngày 27/7 và cho các nhóm đối tượng còn lại trước ngày 2/9.

Liên quan đến hai nhóm vấn đề kinh phí và nguồn nhân lực thực hiện, Chủ tịch UBND tỉnh lần nữa nhấn mạnh không thiếu tiền để thực hiện. “Nếu để tình trạng thiếu tiền, chậm trễ nguồn chi cho địa phương thực hiện thì trách nhiệm sẽ thuộc về Sở Tài chính” - ông Lê Văn Dũng nói.

Chỉ đạo các đội, tổ xung kích, tình nguyện của cấp xã, huyện đến hỗ trợ tháo dỡ nhà, đào móng, vận chuyển vật tư, tham gia xây dựng… Ngoài ra còn có lực lượng Quân sự, Công an, Biên phòng, Tỉnh đoàn cũng sẵn sàng tăng cường đóng góp, hỗ trợ.

Trưởng Ban Chỉ đạo cấp huyện, xã phải tập trung và quyết liệt hơn nữa trong quá trình triển khai thực hiện với tình cảm, trách nhiệm cao nhất, tinh thần 6 rõ: rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ thẩm quyền, rõ thời gian và rõ kết quả. Chỉ có như vậy mới đẩy nhanh được tiến độ, hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột trong tháng 8.

Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam Lương Nguyễn Minh Triết yêu cầu hoàn thành các kế hoạch đề ra.

Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam Lương Nguyễn Minh Triết cho rằng thời gian không còn nhiều nhưng số lượng nhà và khối lượng công việc cần thực hiện vẫn tương đối lớn. Vì vậy đề nghị các sở, ngành phối hợp với địa phương triển khai nhiều giải pháp đồng bộ để hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát trong năm 2025.

Lãnh đạo các cấp cần xây dựng kịch bản rõ ràng, cụ thể cho từng nhiệm vụ, giải pháp để đẩy mạnh tháng cao điểm 6 và 7. Trong đó cần chú trọng đến trách nhiệm người đứng đầu, tuyên truyền đến từng hộ dân, vận động thêm sự giúp đỡ của cộng đồng xã hội…

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Quy định mới về hành vi chậm đóng, trốn đóng BHXH, BHYT

Quy định mới về hành vi chậm đóng, trốn đóng BHXH, BHYT

16 Jun, 07:40 PM

Kinhtedothi - Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) 2024 số 41/2024/QH15 (Luật BHXH 2024) và Luật số 51/2024/QH15 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) (Luật BHYT sửa đổi 2024) có những điều chỉnh theo hướng quy định rõ ràng hơn về hành vi chậm đóng, trốn đóng BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) và tăng cường các biện pháp xử lý, đặc biệt là bổ sung khả năng truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi trốn đóng BHXH.

Hơn 94.500 việc làm dành cho lao động phổ thông với mức lương khá

Hơn 94.500 việc làm dành cho lao động phổ thông với mức lương khá

16 Jun, 04:10 PM

Kinhtedothi – Phiên Giao dịch việc làm (GDVL) trực tuyến kết nối 8 tỉnh, TP thu hút 128 DN tham gia tuyển dụng 96.046 chỉ tiêu, trong đó có tới 94.509 lao động phổ thông, mức lương từ 7 đến hơn 10 triệu đồng/tháng là cơ hội cho lao động trẻ và người từ 35 - 50 tuổi tìm được công việc phù hợp.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ