Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Quảng Ngãi: Người dân hối hả xuống giống vụ cúc Tết

Hà Phương
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi- Tranh thủ thời tiết thuận lợi, các nhà vườn ở thủ phủ hoa cúc của Quảng Ngãi đang hối hả bắt tay vào vụ sản xuất lớn nhất năm.

Chừng nửa tháng nay, người dân xã Nghĩa Hiệp (huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi) hối hả xuống giống vụ hoa Tết. 
Chừng nửa tháng nay, người dân xã Nghĩa Hiệp (huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi) hối hả xuống giống vụ hoa Tết. 
Trên cánh đồng rộng lớn ở thôn Đồng Viên (xã Nghĩa Hiệp), nhiều hộ gia đình đang khẩn trương làm đất, giăng dây, sẵn sàng đưa cúc vào chậu.
Trên cánh đồng rộng lớn ở thôn Đồng Viên (xã Nghĩa Hiệp), nhiều hộ gia đình đang khẩn trương làm đất, giăng dây, sẵn sàng đưa cúc vào chậu.
Các chậu xi măng để trồng hoa được vận chuyển ra đồng.
Các chậu xi măng để trồng hoa được vận chuyển ra đồng.
Để phục vụ thị trường Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024, gia đình chị Lê Thị Thanh Thúy (thôn Đồng Viên, xã Nghĩa Hiệp) xuống giống 1.500 chậu cúc, tăng khoảng hơn 500 chậu so với năm trước.
Để phục vụ thị trường Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024, gia đình chị Lê Thị Thanh Thúy (thôn Đồng Viên, xã Nghĩa Hiệp) xuống giống 1.500 chậu cúc, tăng khoảng hơn 500 chậu so với năm trước.
"Năm ngoái, cúc rất được ưa chuộng, bán nhanh và được giá nên năm nay gia đình mạnh dạn trồng nhiều thêm. Thời tiết đầu vụ khá thuận lợi, cúc sinh trưởng tốt, mong suôn sẻ đến cuối vụ để bà con cùng vui", chị Thúy chia sẻ.
"Năm ngoái, cúc rất được ưa chuộng, bán nhanh và được giá nên năm nay gia đình mạnh dạn trồng nhiều thêm. Thời tiết đầu vụ khá thuận lợi, cúc sinh trưởng tốt, mong suôn sẻ đến cuối vụ để bà con cùng vui", chị Thúy chia sẻ.
Vụ Tết năm nay, ông Trần Quang Trung cũng trồng khoảng 500 chậu cúc để cung cấp cho thị trường.
Vụ Tết năm nay, ông Trần Quang Trung cũng trồng khoảng 500 chậu cúc để cung cấp cho thị trường.
Dù thời tiết đến thời điểm hiện tại khá thuận lợi, nhưng giá vật tư, phân bón, điện tăng cao đang là nỗi e ngại của ông và nhiều hộ trồng cúc khác.
Dù thời tiết đến thời điểm hiện tại khá thuận lợi, nhưng giá vật tư, phân bón, điện tăng cao đang là nỗi e ngại của ông và nhiều hộ trồng cúc khác.
Làng hoa Nghĩa Hiệp hình thành, phát triển hơn 50 năm qua, được xem là “thủ phủ” hoa cúc lớn nhất miền Trung. (ảnh NH).
Làng hoa Nghĩa Hiệp hình thành, phát triển hơn 50 năm qua, được xem là “thủ phủ” hoa cúc lớn nhất miền Trung. (ảnh NH).
Mỗi năm, làng hoa này cung cấp hàng trăm nghìn chậu hoa cho thị trường Tết khắp các tỉnh, thành miền Trung và Tây Nguyên.
Mỗi năm, làng hoa này cung cấp hàng trăm nghìn chậu hoa cho thị trường Tết khắp các tỉnh, thành miền Trung và Tây Nguyên.
"Phấn khởi vì năm 2022 được đón nhận bằng công nhận nhãn hiệu "Hoa Nghĩa Hiệp" nên năm 2023 nhiều người tăng diện tích và số lượng trồng. Nhà tôi bán giống hoa, năm nay bán chừng được 500 thiên giống, nhiều hơn năm ngoái khoảng 100 thiên giống", ông Võ Văn Phương - một cơ sở bán giống hoa cúc ở Nghĩa Hiệp cho biết.
"Phấn khởi vì năm 2022 được đón nhận bằng công nhận nhãn hiệu "Hoa Nghĩa Hiệp" nên năm 2023 nhiều người tăng diện tích và số lượng trồng. Nhà tôi bán giống hoa, năm nay bán chừng được 500 thiên giống, nhiều hơn năm ngoái khoảng 100 thiên giống", ông Võ Văn Phương - một cơ sở bán giống hoa cúc ở Nghĩa Hiệp cho biết.
Ước tính, xã Nghĩa Hiệp có khoảng 500 hộ trồng hoa phục vụ Tết, rải khắp các thôn của xã, nhưng nhiều nhất là Đồng Viên, Hải Môn...
Ước tính, xã Nghĩa Hiệp có khoảng 500 hộ trồng hoa phục vụ Tết, rải khắp các thôn của xã, nhưng nhiều nhất là Đồng Viên, Hải Môn...
Ngoài cúc là loài hoa chủ lực, người dân Nghĩa Hiệp còn trồng các loại hoa khác như hoa hồng, mào gà, ngũ sắc... phục vụ nhu cầu đa dạng của thị trường.
Ngoài cúc là loài hoa chủ lực, người dân Nghĩa Hiệp còn trồng các loại hoa khác như hoa hồng, mào gà, ngũ sắc... phục vụ nhu cầu đa dạng của thị trường.