Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Quảng Trị: Cần xử lý dứt điểm nạn khai thác đất trái phép

Kinhtedothi - Lấy lý do cải tạo đất, một số cá nhân tự ý bán lớp đất bề mặt nhằm phần nào hợp thức hóa việc khai thác đất trái phép đang diễn ra âm ỉ trên địa bàn huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị. Dù việc này trái các quy định pháp luật nhưng việc ngăn chặn, xử lý của chính quyền địa phương vẫn còn bỏ ngỏ.

Hiện trường khai thác đất trái phép tại thôn Chấp Bắc, xã Vĩnh Chấp, huyện Vĩnh Linh.

Lợi dụng trong những ngày Tết Dương lịch, hàng chục phương tiện hoạt động tại khu vực mỏ đất trái phép thuộc địa phận thôn Chấp Bắc, xã Vĩnh Chấp (huyện Vĩnh Linh). Chỉ cách Quốc lộ 1A khoảng 500m, con đường bê tông dẫn vào mỏ đất trái phép là đủ loại phương tiện với trọng tải, kích cỡ khác nhau.

Nằm lọt giữa rừng tràm, hàng loạt phương tiện cùng máy xúc cỡ lớn hoạt động liên tục. Đất được múc lên rồi vận chuyển ra khỏi địa bàn bán cho những người có nhu cầu mua đất san lấp mặt bằng.

Lợi dụng thời điểm những ngày nghỉ Tết Dương lịch 2022, các đối tượng đưa một lượng lớn phương tiện, máy móc khai thác đất trái phép tại thôn Chấp Bắc, xã Vĩnh Chấp, huyện Vĩnh Linh.

Những người dân sinh sống gần khu vực này cho biết, sau khi khai thác rừng tràm thì một số hộ lấy lý do cải tạo lớp đất bề mặt để bán cho các cá nhân có nhu cầu mua đất san lấp. Sau khi thỏa thuận diện tích, độ sâu khai thác, lớp đất bề mặt sẽ được bán cho số cá nhân khai thác trái phép với mức giá khoảng 120 - 140 triệu đồng/ha.

Đến ngày 5/1, khi người dân thông báo cho cơ quan chức năng về sự việc thì toàn bộ phương tiện, máy móc đã rời khỏi hiện trường. Tuy nhiên, khu vực đất rừng này đã bị khai thác với số lượng lớn khi diện tích khai thác rộng gần 1ha với độ sâu khoảng 2 - 3m.

Một lượng lớn diện tích đất đã bị khai thác trái phép.

Ông Võ Văn Tuấn - Chủ tịch UBND xã Vĩnh Chấp thừa nhận: Việc khai thác đất trái phép trên nằm tại diện tích đất rừng thuộc dự án trồng rừng Việt - Đức, được chính quyền địa phương giao cho người dân trồng rừng sản xuất từ năm 1997 - 1998. Trước đó, một số cá nhân có xin múc đất để cải tạo lại diện tích rừng trồng nhưng chính quyền xã không chấp nhận.

Theo ông Võ Văn Tuấn, tại mỏ đất trái phép trên đã được lực lượng chức năng xã phát hiện và lập biên bản trước Tết Dương lịch 2022, yêu cầu chấm dứt việc khai thác trái phép. Tuy nhiên, lợi dụng những ngày nghỉ, các đối tượng lại tiếp tục đưa máy móc, phương tiện vào khai thác.

“Để xảy ra sự việc này cũng có sự buông lỏng và lơ là trong quản lý tài nguyên đất của chính quyền địa phương” - ông Võ Văn Tuấn thừa nhận.

Dù đã bị UBND xã lập biên bản nhưng mỏ đất trái phép vẫn tiếp tục hoạt động.

Ngày 5/1, UBND xã Vĩnh Chấp cùng các lực lượng chức năng huyện Vĩnh Linh, Phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường Công an tỉnh Quảng Trị kiểm tra hiện trường vụ việc. Đồng thời, xác định và làm rõ các cá nhân vi phạm.

Còn ông Lê Văn Năm - Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Vĩnh Linh cho biết: Qua kiểm tra, lập biên bản vụ việc, ban đầu xác định khu vực đất bị khai thác trái phép tại khu vực này rộng khoảng 0,6ha với độ sâu trung bình khoảng 3m.

“Hiện các đơn vị đang kiểm tra, làm rõ khối lượng, diện tích đất đã bị khai thác trái phép để có căn cứ xử lý. Với mức độ này, chắc thẩm quyền thuộc UBND huyện ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính” - ông Lê Văn Năm nói.

Đây cũng chỉ là một trong những “mỏ đất lậu” nằm trên địa bàn huyện Vĩnh Linh được phát hiện, ngăn chặn khi sự việc đã rồi. Hầu hết những khu vực này đều nằm trong diện tích đất rừng sản xuất của các hộ cá nhân. Cũng với phương thức “cải tạo đất”, các đối tượng ngang nhiên khai thác một lượng lớn đất trái phép.

Một mỏ đất trái phép "khủng" tồn tại suốt thời gian dài tại khu vực làng thanh niên lập nghiệp Tây Vĩnh Linh, huyện Vĩnh Linh.

Như tại khu vực giáp ranh địa bàn xã Vĩnh Chấp là một mỏ đất khai thác trái phép khác. Dù đã tạm dừng thời gian nhưng hiện trường chứng tỏ hàng nghìn m3 đất đã bị lấy đi. Còn tại khu vực khu vực làng Thanh niên lập nghiệp Tây Vĩnh Linh, giữa rừng tràm là mỏ đất trái phép khác rộng khoảng 1ha đã tồn tại từ năm 2021.

Qua xác minh, điều tra của phóng viên, tùy theo loại đất (đất đồi, đất vàng pha cát) được các đối tượng khai thác, bán với giá 20.000 - 35.000 đồng/m3 tại mỏ. Sau khi chở ra khỏi địa bàn huyện, mỗi m3 đất được bán với giá từ 70.000 - 100.000 đồng.

Chỉ tính riêng 3 “mỏ đất lậu” trên, đã có hàng nghìn m3 đất đã được khai thác trái phép và các đối tượng đã trục lợi từ tài nguyên với số tiền rất lớn. Thế nên, chính quyền địa phương cũng như các ngành chức năng cần quyết liệt vào cuộc ngăn chặn, xử lý triệt để tình trạng này.

Tiếp bài khai thác cát, sỏi trái phép trên sông Thạch Hãn: Thấy gì sau hơn 1 năm thực hiện Nghị định 23/2020/NĐ-CP tại Quảng Trị?

Tiếp bài khai thác cát, sỏi trái phép trên sông Thạch Hãn: Thấy gì sau hơn 1 năm thực hiện Nghị định 23/2020/NĐ-CP tại Quảng Trị?

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Miền Bắc đón không khí lạnh sắp tràn về gây mưa to

Miền Bắc đón không khí lạnh sắp tràn về gây mưa to

05 Apr, 08:48 AM

Kinhtedothi - Theo thông tin mới nhất từ Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, dự báo chiều tối và đêm nay 5/4, do tác động của không khí lạnh yếu, Bắc Bộ có mưa, mưa rào rải rác và có nơi có dông.

Miền Bắc sắp có mưa to, trời rét dài ngày

Miền Bắc sắp có mưa to, trời rét dài ngày

03 Apr, 05:38 PM

Kinhtedothi - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết, miền Bắc chỉ còn rét về đêm và sáng, trưa chiều nắng ấm. Hình thái thời tiết này còn duy trì đến ngày 4/4. Tuy nhiên, đến khoảng ngày 5/4, một bộ phận không khí lạnh được tăng cường trở lại.

Thanh Hóa: giải cứu dòng sông Thống Nhất khỏi ô nhiễm

Thanh Hóa: giải cứu dòng sông Thống Nhất khỏi ô nhiễm

02 Apr, 08:06 PM

Kinhtedothi - Dòng sông Thống Nhất đoạn qua TP Thanh Hóa đang bị ô nhiễm nghiêm trọng. Nước sông bốc mùi hôi thối, rác thải dày đặc, nhiều thời điểm chuyển màu đen kịt, ảnh hưởng lớn đến môi trường và cuộc sống người dân.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ