Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Quảng Trị: Hàng chục nghìn người hành hương về Thánh địa La Vang

Kinhtedothi - Trong 2 ngày (14 - 15/8), những người theo đạo Công giáo, du khách từ Bắc vào Nam, trong nước cũng như ngoài nước đã tham gia Lễ hành hương La Vang. Những người hành hương tin rằng đến với Đức mẹ La Vang sẽ được Mẹ che chở, ban nhiều ơn lành.

Thánh địa La Vang hay Trung tâm thánh mẫu toàn quốc Đức Mẹ La Vang, nằm trong khu vực xưa gọi là Dinh Cát (đời Chúa Nguyễn Hoàng vào Nam thế kỷ XVI). Tức là dinh xây trên một vùng đất cát, có khi còn được gọi là Cát Dinh.

Trung tâm hành hương toàn quốc Đức Mẹ La Vang nhìn từ trên cao

Ngày nay, Thánh địa La Vang thuộc xã Hải Phú, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị, thuộc Tổng Giáo phận Huế cách TP Huế (Thừa Thiên Huế) khoảng 60km về phía Bắc và cách thị xã Quảng Trị (tỉnh Quảng Trị) khoảng 6km về phía Tây Nam.

Trung tâm hành hương La Vang có nhiều khu vực như: Linh đài Đức Mẹ, Vương cung Thánh đường, nhà nguyện, nhà hành hương, nhà trung tâm...

Có nhiều giai thoại về tên gọi La Vang, trong đó có 2 giai thoại nhắc nhiều hơn cả và lưu truyền đến ngày nay. Trong đó, La Vang có nghĩa là kêu lớn, la cho vang lên để xua đuổi thú dữ hay đó là tiếng vang khi gọi nhau, bởi thuở xưa vùng đất này rừng núi thâm u, nhiều loài thú dữ.

Theo lịch sử ghi chép, La Vang xưa là vùng rừng núi thâm u nhưng lại có nhiều loại cây lá vằng với tính năng phục hồi sức khỏe và chữa một số bệnh.

Ngoài ra, một giai thoại được lưu truyền nhiều hơn cả chính là vùng này nhiều cây lá vằng, một loài thực vật được sử dụng như một dược liệu quý với nhiều tác dụng chữa bệnh, phục hồi sức khỏe từ rễ đến lá, thân cây. Đặc biệt, phụ nữ vùng sơn cước thường uống nước của loài thực vật này nhằm bồi bổ cơ thể sau khi sinh con.

Thế nên, người ta gọi vùng này là xóm (phường) Lá Vằng. Lâu ngày người ta đọc trại đi thành La Vang hoặc do khi viết tiếng Việt không dấu Lá Vằng thành La Vang.

Những người hành hương dùng nguồn nước nơi đây để uống và xin khấn.

Trải qua nhiều thế kỷ phường Lá Vằng đã trở thành Thánh Địa La Vang nổi tiếng trong và ngoài nước. Mỗi năm, đồng bào Công giáo khắp nơi thường về hành hương, cầu nguyện, xin ơn độ trì và nơi đây trở thành Trung tâm thánh mẫu toàn quốc, Vương cung Thánh đường Đức Mẹ La Vang.

Trải qua biến thiên của lịch sử, ngôi thánh đường La Vang cổ trở thành di tích đặc biệt tại Trung tâm.

Những năm tháng chiến tranh và mưa bão, La Vang bị hư hại nặng nề, nhiều công trình kiến tạo bị hư hại, ngôi thánh đường chỉ còn một nửa và nơi Linh đài có 3 cây đa nhân tạo - tục truyền Đức Mẹ hiện hình là còn nguyên vẹn.

Vương cung Thánh đường Đức Mẹ La Vang được xây dựng có sức chứa lên đến 5.000 người.

Ngày 15/8/2012 đã diễn ra lễ đặt viên đá đầu tiên xây dựng Vương cung Thánh đường Đức Mẹ La Vang mới. Ngôi thánh đường được thiết kế theo phong cách kiến trúc truyền thống Việt Nam, có sức chứa lên đến 5.000 người.

Vương cung Thánh đường Đức Mẹ La Vang thiết kế theo phong cách kiến trúc truyền thống Việt Nam.

Hàng năm, lễ hội hành hương sẽ  được tổ chức vào ngày 14, 15 tháng 8 tại La Vang, 3 năm sẽ tổ chức một lễ lớn gọi là Đại hội hành hương La Vang.

Vào lễ hành hương, có hàng chục nghìn người dân Công giáo và du khách tập trung về đây.
Chính quyền địa phương và lực lượng chức năng phối hợp triển khai đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông cho lễ hội.

Từ những lời truyền tụng, người hành hương về đây sử dụng nguồn nước gần bên Linh đài cùng lời cầu nguyện sẽ chữa lành phần hồn và phần xác cho các giáo dân. Cùng với đó, loại cây lá vằng sẽ được mua về làm thuốc hay quà biếu để phục hồi sức khỏe, trị một số bệnh liên quan.

Lá vằng (chè vằng) La Vang, thuộc xã Hải Phú là một trong những địa điểm chỉ dẫn địa lý về sản phẩm chè vằng của tỉnh Quảng Trị.

Ngày nay, lá vằng (hay còn gọi chè vằng) đã trở thành sản phẩm dược liệu nổi tiếng của Quảng Trị, từ lá, cao đến các sản phẩm tinh chế được bày bán ở nhiều nơi. Đồng thời, Hải Phú - vùng Thánh địa La Vang cũng là một trong những chỉ dẫn địa lý, khu vực sản xuất các sản phẩm chè vằng của tỉnh Quảng Trị.

Hàng nghìn giáo dân đội mưa trong Lễ khai mạc hành hương thường niên 2022 và Thánh lễ.

 

Đồng bào Công giáo quận Hà Đông tích cực thi đua yêu nước

Đồng bào Công giáo quận Hà Đông tích cực thi đua yêu nước

Phong trào thi đua yêu nước trong đồng bào công giáo lan tỏa sâu rộng

Phong trào thi đua yêu nước trong đồng bào công giáo lan tỏa sâu rộng

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Phát triển văn hóa đọc trong kỷ nguyên số

Phát triển văn hóa đọc trong kỷ nguyên số

20 Apr, 01:31 PM

Kinhtedothi – Một trong những thông điệp được nhấn mạnh của Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam (21/4) năm nay là “Cùng sách bước vào Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”, cho thấy vấn đề phát triển văn hóa đọc trong bối cảnh chuyển đổi số là nhiệm vụ rất quan trọng, cấp thiết.

“Thư viện mở” nuôi dưỡng tình yêu sách

“Thư viện mở” nuôi dưỡng tình yêu sách

20 Apr, 09:13 AM

Kinhtedothi - Để bồi đắp văn hóa đọc trong nhà trường, thu hút học sinh tìm đến sách và níu chân các em ở lại thư viện lâu hơn, các trường học Hà Nội đã sáng tạo nhiều mô hình thư viện mở, thư viện xanh, thư viện thân thiện…, tạo điều kiện thoải mái, thuận lợi nhất cho học sinh khi đọc sách.

Khai mạc Đường sách Hải Phòng 2025 - “Con đường dẫn đến thành công”

Khai mạc Đường sách Hải Phòng 2025 - “Con đường dẫn đến thành công”

20 Apr, 08:19 AM

Kinhtedothi - Tối 19/4, tại vườn hoa Kim Đồng, vườn hoa Tố Hữu (thuộc dải trung tâm thành phố), Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Hải Phòng tổ chức lễ khai mạc Đường sách Hải Phòng 2025. Đây là hoạt động thiết thực nằm trong chuỗi sự kiện văn hóa - thể thao chào mừng Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Hải Phòng (13/5/1955 - 13/5/2025) và Lễ hội Hoa Phượng Đỏ 2025.

Nghệ An: ấn tượng chương trình nghệ thuật "50 năm đại thắng - 54 dân tộc một nhà"

Nghệ An: ấn tượng chương trình nghệ thuật "50 năm đại thắng - 54 dân tộc một nhà"

20 Apr, 08:15 AM

Kinhtedothi - Tối 19/4, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nghệ An phối hợp với UBND huyện Nghĩa Đàn tổ chức chương trình nghệ thuật chào mừng Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam. Chương trình là dịp ôn lại những truyền thống vẻ vang, bản sắc, anh hùng của dân tộc, qua đó góp phần phát huy, phát triển trong thời đại kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. 

Bước đồng hành

Bước đồng hành

20 Apr, 06:02 AM

Kinhtedothi - Người ta luôn tin trong tiến trình dựng xây và tái thiết đô thị hiện đại, trong hành trình đi đến TP sáng tạo và cả trong hành trình hội nhập với nhiều sắc màu, Hà Nội luôn có những xưa cũ truyền thống đồng hành cùng những mới mẻ sáng tạo. Bằng chứng là văn nghệ dân gian - những xưa cũ tưởng như đã cổ điển, đã bắt nhịp hài hòa và góp sắc hương độc đáo vào các hoạt động công nghiệp văn hóa Thủ đô.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ