Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Quốc hội giám sát tối cao về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

Kinhtedothi- Hôm nay, 31/10, bắt đầu tuần làm việc thứ ba tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV sẽ dành một ngày để tiến hành giám sát tối cao chuyên đề “việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016-2021”.

Theo Chương trình Kỳ họp, Quốc hội sẽ nghe Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính- Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Phú Cường - Phó Trưởng Đoàn giám sát của Quốc hội trình bày Báo cáo của Đoàn giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016-2021. Tiếp đó, Quốc hội xem video clip về kết quả giám sát và thảo luận ở hội trường về việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016-2021.

Quang cảnh Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV. Ảnh: Quochoi.vn

Như các đại biểu Quốc hội nhận định, đây là nội dung giám sát tối cao được cử tri rất quan tâm, bởi tình trạng lãng phí kéo dài đang như những “tổ mối” hàng ngày làm rỗng “thân đê”, gây thất thoát Ngân sách, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống người dân. Với việc đổi mới trong cả cách thức và nội dung giám sát, thời gian qua, các Đoàn giám sát của Quốc hội đã có nhiều cách làm mới, qua đó nâng cao hiệu quả giám sát. 

Đoàn Giám sát chuyên đề tối cao về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đã có hơn 30 cuộc làm việc với Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương và các cơ quan Tư pháp. Đoàn đã xem xét, đánh giá hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát gắn với trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, tổ chức trong việc thực hành chính sách pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đối với các nội dung trọng điểm và các lĩnh vực trọng tâm; tập trung ưu tiên giám sát những vấn đề nóng, bức xúc trong dư luận xã hội, có quy mô và tiềm ẩn nguy cơ gây thất thoát lãng phí lớn, hệ lụy tiêu cực đến phát triển kinh tế xã hội... 

Theo đánh giá của Đoàn giám sát, kết quả bước đầu hoạt động giám sát chuyên đề tối cao của Quốc hội đã có tác động làm chuyển biến cả về nhận thức và trách nhiệm của các cấp, các ngành trong thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Đồng thời, qua công tác giám sát đã giúp các cơ quan, đơn vị nhận thức sâu sắc và có trách nhiệm hơn trong vấn đề này.

Các đại biểu tham dự Kỳ họp thứ 4. Ảnh: Quochoi.vn

Nhiều bộ, ngành, địa phương qua kiến nghị ban đầu của Đoàn giám sát đã tăng cường công tác rà soát, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí tại bộ, ngành, địa phương; ban hành kế hoạch, giải pháp, phân công trách nhiệm đối với từng tổ chức, cá nhân để chấn chỉnh, khắc phục ngay các tồn tại, hạn chế mới phát hiện.

Trong phát biểu khai mạc Kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XV, nói về hoạt động giám sát tối cao, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã nhấn mạnh, đây là nội dung giám sát rất quan trọng, có quy mô lớn, phạm vi rộng, đang nổi lên cấp bách trên nhiều lĩnh vực được các đại biểu Quốc hội, Nhân dân và cử tri cả nước rất quan tâm và gửi gắm nhiều kỳ vọng, mong muốn tạo chuyển biến rõ rệt trong công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, cùng với công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và hệ thống chính trị ngày càng trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước ở T.Ư và địa phương.

Chủ tịch Quốc hội đề nghị, các đại biểu Quốc hội tập trung đánh giá kết quả đạt được, chỉ rõ những lĩnh vực, những địa bàn, những địa chỉ để xảy ra tình trạng lãng phí nghiêm trọng, làm rõ hạn chế, khó khăn, vướng mắc, chỉ rõ nguyên nhân, xác định trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc ban hành và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Từ đó, kiến nghị giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, các giải pháp để hoàn thiện thể chế, chính sách, huy động quản lý sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, bao gồm cả nhân lực, vật lực và tài lực và hoàn thiện chính sách, pháp luật có liên quan.

Căn cứ kết quả giám sát, Quốc hội sẽ ban hành Nghị quyết về chuyên đề giám sát này.

Chữa tận gốc bệnh lãng phí

Chữa tận gốc bệnh lãng phí

Dòng sự kiện:
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Nam Định: ngăn chặn phát sinh vi phạm về đất đai khi thực hiện sáp nhập, sắp xếp đơn vị hành chính

Nam Định: ngăn chặn phát sinh vi phạm về đất đai khi thực hiện sáp nhập, sắp xếp đơn vị hành chính

23 May, 06:36 PM

Kinhtedothi - Ngày 23/5, UBND tỉnh Nam Định ban hành Công văn số 502/UBND-VP3 yêu cầu các sở, ban, ngành, các địa phương tăng cường công tác quản lý Nhà nước về đất đai, tránh tình trạng các tổ chức, cá nhân lợi dụng thời điểm tỉnh đang tập trung sắp xếp đơn vị hành chính các cấp để lấn chiếm, tự ý chuyển mục đích sử dụng đất đai, xây dựng công trình trái phép nhằm trục lợi.

Đoàn đại biểu TP Hà Nội thăm Nghĩa trang Quốc tế Việt – Lào và Khu di tích Truông Bồn

Đoàn đại biểu TP Hà Nội thăm Nghĩa trang Quốc tế Việt – Lào và Khu di tích Truông Bồn

23 May, 04:57 PM

Kinhtedothi – Ngày 23/5, nằm trong chuỗi các hoạt động công tác tại tỉnh Nghệ An dịp 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2025), Đoàn đại biểu TP Hà Nội đã đến Nghĩa trang liệt sĩ Quốc tế Việt – Lào và Khu di tích lịch sử Quốc gia Truông Bồn dâng hoa, dâng hương và tri ân các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh cho nền độc lập, tự do của dân tộc.

Phản biện xã hội về giảm phát thải nhựa trên địa bàn Hà Nội: tăng tuyên truyền tới chính quyền cơ sở

Phản biện xã hội về giảm phát thải nhựa trên địa bàn Hà Nội: tăng tuyên truyền tới chính quyền cơ sở

23 May, 04:15 PM

Kinhtedothi - Các chuyên gia đề nghị, trong các biện pháp giảm phát thải nhựa trên địa bàn TP Hà Nội, riêng về công tác tuyên truyền cần bổ sung việc tuyên truyền tới tổ dân phố, chính quyền cơ sở và truyền thông rộng rãi, trong đó UBND TP hướng dẫn và cụ thể hóa các nội dung.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ