Quốc hội mới có quyền quy định việc thu tiền của dân

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Ngày 10/8, Ủy ban Thường vụ (UBTV) Quốc hội đã khai mạc Phiên họp thứ 40 và thảo luận...

Kinhtedothi - Ngày 10/8, Ủy ban Thường vụ (UBTV) Quốc hội đã khai mạc Phiên họp thứ 40 và thảo luận những nội dung còn ý kiến khác nhau của Dự án Luật Phí, lệ phí. Trong đó, vấn đề phân định phí, lệ phí và các loại giá dịch vụ được nhấn mạnh.

Riêng nông nghiệp đã có gần 1.000 khoản phí

Theo Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội Phùng Quốc Hiển, ngay sau khi Quốc hội cho ý kiến lần đầu về Dự Luật tại Kỳ họp thứ 9 vừa qua, Thường trực Ủy ban và cơ quan soạn thảo luật là Bộ Tài chính đã phối hợp với các bộ, ngành địa phương rà soát, sắp xếp, bãi bỏ 5 khoản phí (như phí cấp lại thẻ bảo hiểm y tế, phí cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm…), 6 khoản lệ phí (như lệ phí cấp phiếu lý lịch tư pháp, lệ phí cấp biển số nhà, lệ phí cấp giấy phép sử dụng con dấu…), chuyển 4 khoản phí sang giá nhưng cũng bổ sung 6 khoản phí khác. Các loại giá dịch vụ cũng không phải “thả nổi” mà Nhà nước vẫn nắm quyền quản lý đối với những dịch vụ thiết yếu, tác động lớn đến đời sống của người dân và xã hội. Việc chuyển viện phí và học phí ra khỏi phạm vi điều chỉnh của Luật cũng được các ý kiến đồng tình.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng phát biểu khai mạc Phiên họp thứ 40 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. 	Ảnh: TTXVN
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng phát biểu khai mạc Phiên họp thứ 40 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Ảnh: TTXVN
Một vấn đề vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau là có quy định ngay trong Luật danh mục chi tiết phí, lệ phí bảo
Liên quan đến việc thu hay dừng phí sử dụng đường bộ đối với xe máy. Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách Phùng Quốc Hiển cho biết, có nhiều ý kiến ĐB đề nghị bỏ phí sử dụng đường bộ đối với xe máy, Tuy nhiên, trong Dự Luật không ghi phí sử dụng đường bộ thành một danh mục riêng, việc quy định chi tiết do Chính phủ quy định. Do đó, Chính phủ sẽ quyết định thu hoặc dừng thu đối với từng loại phương tiện cụ thể.

Cho ý kiến về vấn đề này, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu cho rằng, Chính phủ nên sớm có quyết định về việc này, để lâu bà con sẽ tâm tư, các lãnh đạo địa phương cũng sẽ gặp khó khăn.
đảm rõ ràng, minh bạch hay Luật chỉ quy định nhóm danh mục phí và lệ phí, danh mục chi tiết giao Chính phủ quy định. Để đảm bảo tính cụ thể, minh bạch và tránh tình trạng lạm thu tạo gánh nặng cho người dân, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý và một số ý kiến trong UBTV Quốc hội đề nghị cần quy định danh mục phí và lệ phí chi tiết, cụ thể hơn đến từng loại phí, lệ phí ngay trong Luật. Tuy nhiên, mỗi loại phí, lệ phí có nhiều khoản, dòng khác nhau, cách tính và mức thu khác nhau, do vậy có thể giao Chính phủ quy định chi tiết để bảo đảm tính khả thi và phù hợp với thực tiễn.

 Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng xin được giữ nguyên quan điểm là chỉ quy định trong Luật về nhóm danh mục và giao Chính phủ ban hành danh mục phí, lệ phí chi tiết. Lý do vì hiện vẫn còn quá nhiều loại phí, lệ phí cần tiếp tục rà soát, điều chỉnh. Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng dẫn chứng, theo báo cáo của Bộ NN&PTNT về kết quả rà soát phí, lệ phí trong lĩnh vực thú y, hiện riêng lĩnh vực thú y còn đến 18 khoản lệ phí và 550 khoản phí, dù trước đó đã giảm bớt nhiều loại. Hay trong lĩnh vực chất lượng VSATTP nông nghiệp cũng còn 16 khoản lệ phí, 95 loại phí; chăn nuôi 16 lệ phí 1 khoản phí; giống cây trồng 15 lệ phí, 52 phí… “Tính chung trong mảng nông nghiệp hiện nay, dù đã qua một bước rà soát, giảm bớt nhiều loại phí, lệ phí thì vẫn đang còn đến 90 khoản lệ phí và 937 khoản phí, một số lượng rất lớn và rất phức tạp” - Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho biết.

Thiếu danh mục cụ thể, không thể thông qua

Tuy nhiên, lý giải của Bộ trưởng Bộ Tài chính không nhận được sự đồng tình của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng. Nhắc lại câu chuyện một quả trứng phải gánh đến 14 loại phí từng được ĐB Quốc hội chất vấn ở kỳ họp Quốc hội vừa qua, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, số lượng loại phí, lệ phí được quy định ở nước ta hiện nay vẫn còn quá lớn và đây chính là một trong những vấn đề nhức nhối nhất của xã hội. Đặc biệt khi quy định phí, lệ phí ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người dân. Dẫn ra con số Bộ trưởng vừa nêu, Chủ tịch Quốc hội nhận xét: “Mới chỉ tính riêng mảng nông nghiệp đã có đến hàng ngàn loại phí, lệ phí, rà soát mãi vẫn không giảm bớt được bao nhiêu. Cứ thế này làm sao nền nông nghiệp của ta tiến lên được. Chưa nói tới số tiền phải bỏ ra để nộp phí, lệ phí mà chỉ riêng thủ tục để thực hiện nộp đủ các loại phí cũng đủ hành dân đến khốn khổ”.

Chủ tịch Quốc hội đề nghị, việc sửa đổi Dự luật Phí, lệ phí phải theo tinh thần cải cách mạch lạc, minh bạch, những gì là lệ phí, phí thì phải thật rõ ràng và đầy đủ, không để ngoài luật, vì hiện tại có những khoản thu còn tùy tiện, khi đưa vào danh mục và khi đề nghị rút ra lý sự không chắc. Nói tên phí, loại phí thôi đã mệt mà nay mai thủ tục cho phí đó chưa biết thế nào thì có khổ dân không? Làm luật này phải trên tinh thần đổi mới và hội nhập. Trước mắt cần phải tiếp tục tổng rà soát các loại phí, lệ phí để xem cái gì không phải là phí thì đưa ra ngoài, áp dụng theo Luật Giá để bớt số lượng phí đi. Nhất thiết phải thông qua được một danh mục phí, lệ phí cụ thể để đưa vào Luật. “Chỉ Quốc hội mới có quyền quyết định thu khoản tiền gì của dân. Sau đó phân cấp quyết định mức thu cho Chính phủ và HĐND chịu trách nhiệm trước dân. Đẻ thêm một khoản thu, một loại phí, lệ phí là không được. Còn nếu chưa có một danh mục lệ phí, phí các loại để Quốc hội thông qua thì nhất quyết chưa thông qua Luật Phí, lệ phí này. Thủ tục thu và nộp phải thật đơn giản” - Chủ tịch Quốc hội khẳng định.

Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội Trương Thị Mai đề nghị phân biệt rõ giữa phí và giá dịch vụ để loại bỏ, thu gọn danh mục phí và lệ phí. “Nếu luật này không nói được danh mục phí, lệ phí thì công bố ra người dân chẳng biết đóng cái gì, đóng thế nào. Luật Đầu tư và Luật Kinh doanh trước đây khó như thế ta còn làm được thì Luật này phải thể hiện cụ thể để người dân hiểu cái nào đóng, cái nào không đóng, cái nào có phúc lợi xã hội”.

UBTV Quốc hội đề nghị cơ quan soạn thảo nghiên cứu, rà soát kỹ toàn bộ Dự Luật để tránh trường hợp như phí xe máy vừa qua có tỉnh thu, tỉnh không thu và tác động dư luận rất lớn.

 Cùng ngày, UBTV Quốc hội đã thảo luận những nội dung còn ý kiến khác nhau của Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kế toán và Luật Thống kê (sửa đổi).

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần