Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Quốc hội thông qua Luật Cảnh sát cơ động

Kinhtedothi- Sáng 14/6, tại Kỳ họp thứ 3, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Dự án Luật Cảnh sát cơ động với 91,16% tổng số đại biểu tán thành.

Luật Cảnh sát cơ động gồm 5 chương, 33 điều, trong đó quy định về vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm và nghĩa vụ, tổ chức và hoạt động của Cảnh sát cơ động; điều kiện bảo đảm và chế độ, chính sách đối với Cảnh sát cơ động như: Kinh phí, cơ sở vật chất, ưu tiên đầu tư trang bị hiện đại, nghiên cứu, ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ cho các hoạt động của Cảnh sát cơ động; quản lý nhà nước và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân đối với Cảnh sát cơ động.

Trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Cảnh sát cơ động trước đó, Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường nhấn mạnh, Dự Luật quy định vị trí của cảnh sát cơ động (CSCĐ) là lực lượng vũ trang thuộc Công an nhân dân, với chức năng là lực lượng “nòng cốt thực hiện biện pháp vũ trang” bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội và được quy định cụ thể về nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức, hoạt động trong dự thảo Luật. Đây chính là đặc thù và sự khác biệt của CSCĐ so với các lực lượng khác trong Công an nhân dân.

Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường. Ảnh: Quochoi.vn

Phạm vi, địa bàn hoạt động của CSCĐ trước hết phải theo quy định của Luật Công an nhân dân và được cụ thể hóa trong Dự Luật, đồng thời được phân định bởi các quy định của pháp luật có liên quan (như Luật Biên phòng Việt Nam, Luật Cảnh sát biển Việt Nam).

Đối với các nhiệm vụ, quyền hạn do Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển chủ trì, CSCĐ sẽ chỉ phối hợp thực hiện khi được yêu cầu tham gia giải quyết vụ việc.

Trước ý  kiến đề nghị bổ sung quy định CSCĐ được vào trụ sở cơ quan, tổ chức, chỗ ở của cá nhân để thực hiện một số nhiệm vụ khác và ngăn chặn, trấn áp các hành vi vi phạm pháp luật khác, sau khi cân nhắc, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội cho bổ sung cụm từ “để chống khủng bố, giải cứu con tin” để rõ ràng hơn về phạm vi và mục đích vào trụ sở cơ quan, tổ chức, chỗ ở của cá nhân và thống nhất với nội dung của điều luật.

Liên quan đề xuất bổ sung quyền nổ súng vào tàu bay không người lái và phương tiện bay siêu nhẹ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận định, để thực hiện quyền “ngăn chặn, vô hiệu hóa tàu bay không người lái và các phương tiện bay siêu nhẹ” quy định tại khoản 3 Điều 10 của dự thảo Luật, CSCĐ có thể sử dụng các biện pháp, phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ hiện đại (phá sóng, chế áp điện tử…) mà không nhất thiết phải sử dụng vũ khí, vật liệu nổ. Quy định tại khoản này không bao gồm việc sử dụng vũ khí, vật liệu nổ.

Các đại biểu bấm nút thông qua Dự Luật tại Kỳ họp. Ảnh: Quochoi.vn

Một số ý kiến đề nghị quy định rõ trường hợp cấp bách được huy động người, phương tiện, thiết bị dân sự; có ý kiến đề nghị không quy định quyền huy động khi thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát đảm bảo an ninh, trật tự vì đây là hoạt động thường xuyên, không mang tính cấp bách. Theo Tổng Thư ký Quốc hội, về vấn đề này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, thực tế khi triển khai các phương án, kế hoạch thực hiện nhiệm vụ, CSCĐ luôn bố trí lực lượng, phương tiện, trang thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phù hợp với yêu cầu thực tế. Tuy nhiên, trong một số trường hợp có thể phát sinh những tình huống ngoài dự kiến mà cấp bách, cần thiết phải huy động người, phương tiện, thiết bị dân sự thì CSCĐ mới đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

Thực tế có nhiều tình huống phức tạp, khó lường, ngoài dự báo. Do đó, nếu quy định cụ thể “trường hợp cấp bách” trong Dự Luật sẽ rất khó bao quát hết các tình huống có thể xảy ra trong thực tiễn. Các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành quy định về quyền huy động trong trường hợp cấp bách cũng không giải thích hoặc quy định cụ thể.

Đối với nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát thông thường thì CSCĐ không có quyền huy động người, phương tiện, thiết bị dân sự. Chỉ trong trường hợp phát hiện vi phạm pháp luật nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng xâm phạm hoặc đe dọa xâm phạm ngay tức khắc đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội mà CSCĐ không đủ điều kiện ngăn chặn, xử lý, nếu không huy động thì nguy cơ xảy ra hậu quả rất nghiêm trọng cho an ninh quốc gia, cho xã hội. Quyền huy động của CSCĐ chỉ được thực hiện trong những trường hợp này.

Dòng sự kiện:
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Nam Định: ngăn chặn phát sinh vi phạm về đất đai khi thực hiện sáp nhập, sắp xếp đơn vị hành chính

Nam Định: ngăn chặn phát sinh vi phạm về đất đai khi thực hiện sáp nhập, sắp xếp đơn vị hành chính

23 May, 06:36 PM

Kinhtedothi - Ngày 23/5, UBND tỉnh Nam Định ban hành Công văn số 502/UBND-VP3 yêu cầu các sở, ban, ngành, các địa phương tăng cường công tác quản lý Nhà nước về đất đai, tránh tình trạng các tổ chức, cá nhân lợi dụng thời điểm tỉnh đang tập trung sắp xếp đơn vị hành chính các cấp để lấn chiếm, tự ý chuyển mục đích sử dụng đất đai, xây dựng công trình trái phép nhằm trục lợi.

Đoàn đại biểu TP Hà Nội thăm Nghĩa trang Quốc tế Việt – Lào và Khu di tích Truông Bồn

Đoàn đại biểu TP Hà Nội thăm Nghĩa trang Quốc tế Việt – Lào và Khu di tích Truông Bồn

23 May, 04:57 PM

Kinhtedothi – Ngày 23/5, nằm trong chuỗi các hoạt động công tác tại tỉnh Nghệ An dịp 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2025), Đoàn đại biểu TP Hà Nội đã đến Nghĩa trang liệt sĩ Quốc tế Việt – Lào và Khu di tích lịch sử Quốc gia Truông Bồn dâng hoa, dâng hương và tri ân các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh cho nền độc lập, tự do của dân tộc.

Phản biện xã hội về giảm phát thải nhựa trên địa bàn Hà Nội: tăng tuyên truyền tới chính quyền cơ sở

Phản biện xã hội về giảm phát thải nhựa trên địa bàn Hà Nội: tăng tuyên truyền tới chính quyền cơ sở

23 May, 04:15 PM

Kinhtedothi - Các chuyên gia đề nghị, trong các biện pháp giảm phát thải nhựa trên địa bàn TP Hà Nội, riêng về công tác tuyên truyền cần bổ sung việc tuyên truyền tới tổ dân phố, chính quyền cơ sở và truyền thông rộng rãi, trong đó UBND TP hướng dẫn và cụ thể hóa các nội dung.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ